https://www.facebook.com/doitnow.vn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Top posting users this month
No user

Latest topics
» Thư Viện 3D Max:
by huongmai 11/6/2014, 10:39 pm

» tiêu chuẩn xây dựng resort
by Ben Trần 12/11/2013, 2:05 pm

» Evermotion Archmodels
by nghiepbalie 7/10/2013, 10:07 pm

» bố cục không gian 1
by dangquang 20/9/2013, 1:17 pm

» Bài giảng Quy hoạch giao thông
by dangquang 15/5/2013, 12:56 pm

» GS. Kts. Hoàng Đạo Kính
by dangquang 23/3/2013, 8:12 pm

» Kts. Nguyễn Thanh Hà
by dangquang 23/3/2013, 8:09 pm

» !!!!!!!!!!!!!!!!!!
by dangquang 23/3/2013, 8:08 pm

» Ebook cho mọi người
by dangquang 18/3/2013, 6:30 pm

» Đồ án tốt nghiệp KTS Đoàn Ngọc Hiệp 93-98 xuất sắc
by chiaki 15/3/2013, 10:25 pm

» Kịch bản biến đổi khí hậu
by dangquang 15/3/2013, 8:16 am

» Nói chuyện đô thị với KTS. Hoàng Hữu Phê
by dangquang 15/3/2013, 8:13 am

» Các bài về khu nghỉ dưỡng đây
by dangquang 14/3/2013, 11:07 pm

» Quản lý đô thị: 10 chuẩn mực vàng
by chiaki 20/2/2013, 10:00 pm

» Trung tâm Triển lãm Quy hoạch Thành phố (TPHCM)
by dangquang 8/2/2013, 10:50 pm

» Sẽ có thêm 100 cao ốc tại trung tâm TP HCM
by dangquang 8/2/2013, 10:42 pm

» Architect of the Year 2012 / Kiến trúc sư của năm 2012
by dangquang 8/2/2013, 10:20 pm

» Đồ án tốt nghiệp QHDT
by Admin 5/1/2013, 12:03 pm

» Bài giảng Kinh tế ĐT của thầy Bạch Anh Tuấn
by Admin 5/1/2013, 9:36 am

» Bài đọc tham khảo Kinh tế ĐT của cô Lan
by Admin 5/1/2013, 9:28 am

» Nhiều ý tưởng mới về kiến trúc đô thị Huế
by dangquang 4/1/2013, 4:34 pm

» Tản mạn danh ngôn kts
by dangquang 13/12/2012, 11:42 pm

» Đồ án thư viện 1- Hồng
by coc 24/11/2012, 11:32 pm

» Giải thưởng Ý tưởng Thiết kế “Nếu” 2012
by dangquang 14/11/2012, 10:02 pm

» Cuộc thi thiết kế Logo đảo Phú Quốc
by dangquang 14/11/2012, 9:44 pm

Đăng Nhập

Quên mật khẩu


Xu hướng sáng tác & Những biểu hiện hình thức trong kiến trúc Việt Nam thời kỳ đổi mới

Go down

Xu hướng sáng tác & Những biểu hiện hình thức trong kiến trúc Việt Nam thời kỳ đổi mới Empty Xu hướng sáng tác & Những biểu hiện hình thức trong kiến trúc Việt Nam thời kỳ đổi mới

Bài gửi  dangquang 15/8/2012, 1:29 pm

[ sưu tầm được bài phát biểu của Ts.kts.Lê Thanh Sơn trong 1 hội thảo ktr]

Lê Thanh Sơn
Đại học Kiến trúc TP. HCM

Khảo sát kiến trúc Việt nam trong thời kỳ đổi mới, chúng tôi nhận thấy có mấy biểu hiện sau đây:

1. VỀ MẶT ĐỊNH LƯỢNG: số lượng KTS có nhiều hơn 3 công trình kiến trúc được thiết kế với cùng một phong cách gần như không có. Có thể nhiều KTS có nhiều công trình thiết kế đẹp, nhưng mỗi thiết kế lại theo một phong cách khác nhau, phù hợp với quan điểm, với cá tính của KTS thì ít mà phải phù hợp với định mức đầu tư, với “quan điểm” & sự thay đổi bất thường của giới chủ đầu tư thì nhiều. Điều đó nói lên sự thiếu ổn định để có được một xu hướng trong sáng tác kiến trúc hiện nay. Thực trạng không mấy đáng phấn khích trong sáng tác nghệ thuật những năm vừa qua phần nào đã được bộc bạch thẳng thắn trong suy nghĩ của điêu khắc gia Nguyễn Hải: “thực sự tôi đã và đang làm công việc của một nhà chuyên môn nhiều hơn công việc của một người sáng tác”.

Nếu có KTS nào đó kiên trì phong cách kiến trúc của mình trong hơn 3 công trình – như KTS Võ Trọng Nghĩa với các kiến trúc sử dụng vật liệu thảo mộc địa phương – thì cũng vẫn chỉ là một hiện tượng riêng lẻ, chưa có nhiều KTS khác chia sẻ quan điểm này trong thực hành, mặc dù anh đã đạt được nhiều giải thưởng liên quan đến kiến trúc có màu sắc sinh thái & bền vững.

2. VỀ MẶT ĐỊNH TÍNH thì “phong cách”, “trường phái” hay “xu hướng” trong sáng tác là một nội dung quan trọng để đánh giá hoạt động kiến trúc. Cho đến nay, chưa thực sự có những kiến trúc sư hội đủ điều kiện về số lượng công trình thiết kế đã được xây dựng, thật sự khẳng định về khuynh hướng sáng tác (đến mức có thể nhận diện được), để tiến hành một cuộc phân hóa giữa họ về “phong cách”, “trường phái” hay “xu hướng”. Mặt khác, do phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau mà chất lượng thiết kế của từng tác giả cũng chưa ổn định. Đó là chưa kể đến sự thiếu vắng những công trình kiến trúc đủ tầm vóc đánh dấu thời đại, tạo ra những ảnh hưởng có tính “chuyển hướng” cho “đoàn tàu” kiến trúc của VN. Những thực tế đó là lý do để có thể kết luận: hoạt động kiến trúc ở VN tại thời điểm này các vấn đề liên quan đến “trường phái” hay “xu hướng” là chưa thể đặt ra. Báùo cáùo “Mười năm kiến trúc Việt Nam 1975 – 1985“ của Hội Kiến trúc sư Việt Nam, vẫn tỏ ra đúng đắn khi cho rằng: “...kiến trúc của chúng ta cho đến nay dường như vẫn còn chưa có khuynh hướng”.
Có một thực tế là khi thiết kế, giới KTS chúng ta thường hay tham khảo, nhặt nhạnh từ những công trình, sách báo, tạp chí nước ngoài những hình thức, chi tiết để đưa vào trong sáng tác của mình. Và chủ đầu tư cùng giới quản lý kiến trúc rất ít khi quan tâm đến điều này, một trong những nguyên nhân là trình độ chuyên môn và thẩm mỹ của họ không đủ để đề cập đến những vấn đề này. Ơû những nước phát triển, KTS & chủ đầu tư được luật pháp đảm bảo cho quyền sở hữu những hình mẫu đã được sáng tạo. Theo đó, những ai muốn sao chép ít nhiều gì từ bản quyền của họ phải được cho phép và quan trọng nhất là phải trả tiền TKP cho việc sử dụng lại bản quyền đó một cách hợp pháp. Ơû VN điều này có thể còn rất mới để có thể tiếp thu và thực thi.

Những biểu hiện hình thức trong kiến trúc VN trong những năm qua còn cho thấy nguyên nhân sâu sa của việc chúng ta chưa có điều kiện cập nhật và làm phong phú hóa các cơ sở lý luận để làm “bệ phóng” hay ít ra cũng có tác dụng định hướng cho con đường phát triển của kiến trúc nước nhà. Con đường tiếp thu những tinh hoa khoa học kỹ thuật và vốn lý luận phục vụ cho các sáng tạo kiến trúc của nhân loại chưa thực sự được mở ra một cách có hệ thống và chính qui. Mặt khác, nền kinh tế của chúng ta chưa vượt qua giai đoạn “hội nhập” để tiến vào giai đoạn “cất cánh”. Với một tiềm lực kinh tế chưa đủ mạnh như vậy, giới kiến trúc nước ta bị hạn chế rất nhiều vì không có được cơ hội thực hành thiết kế trong những công trình kiến trúc có tầm vóc lớn. Những nỗ lực lẻ tẻ, có tính chất cá thể của hầu hết giới hành nghề thiết kế kiến trúc trong việc tiếp thu những tinh hoa kiến trúc của thời đại chủ yếu thông qua con đường sao chép máy móc, đôi khi khá sống sượng, thiên về những “hình thức” và “trực quan” từ sách báo, tư liệu nước ngoài, ít sàng lọc.

Có thể thấy rõ kiến trúc ở VN ngày nay chịu ảnh hưởng từ những xu hướng khác nhau trên thế giới là một tất yếu. Nhìn những ngôi nhà căn phố, biệt thự, công sở… theo “kiểu Pháp”, người ta có thể liên hệ đến kiến trúc Hậu – Hiện đại; với những quán cà phê cố tình xiêu vẹo, người ta có thể liên hệ đến ảnh hưởng của Giải tỏa kết cấu; còn với những mảng tường kính lớn, liên kết bởi những spider trên hệ khung bằng inox sáng loáng, người ta có quyền phấn khởi rằng Việt Nam đã có kiến trúc Hi – Tech… Còn nếu có cuộc thi lớn về kiến trúc thì người ta ép bằng được các không gian kiến trúc của công trình vào những hình thể tròn - vuông và cứ tin tưởng rằng như thế đã là “khai thác văn hóa truyền thống”. Điều đó không sai, thế nhưng nó vừa gây phản cảm lại vừa làm tầm thường hóa cái gọi là di sản văn hóa dân tộc.

Trong các công trình nghiên cứu về văn hóa VN của Phan Ngọc và Trần Ngọc Thêm có nêu mấy đặc điểm đáng chú ý liên quan trực tiếp đến phương cách hành nghề kiến trúc ở nước ta hiện nay. Phan Ngọc thì nhấn mạnh đến tính chất ưa sao chép, cắt xén, gán ghép cái này với cái khác mà ông gọi là collage. Tức là cái đặc tính không làm ra cái gì, dù là làm theo cái đã có khuôn mẫu một cách hoàn chỉnh, rồi sau đó mới tiến hành cải biên, chế biến, cải tiến. Cái tác phong đó có ở người Nhật, còn người VN ta ưa tiến hành công đoạn 2, ngay cả khi chưa thực sự nắm vững công đọan 1. Trần Ngọc Thêm thì đề cập đến tính tư hữu, tính cộng đồng và tính linh hoạt. Tư hữu thì liên quan đến cung cách làm ăn nhỏ, manh mún, lo vun vén lợi ích cá nhân hoặc cục bộ. Cộng đồng liên quan đến việc ít thừa nhận vai trò cá nhân, thiếu mạnh dạn trong đề xuất, đột phá, ưa ỷ lại vào ý kiến tập thể, thích chiều theo đám đông. Linh hoạt là nguyên nhân dẫn đến cách làm tuỳ tiện, giải quyết cái trước mắt, thiếu chiến lược lâu dài.

3. VỀ MẶT KHÁI NIỆM thì hiện nước ta có một thực trạng không ai vui thích nhưng lại lớn mạnh khác thường & dường như lấn át những mầm mống tốt đẹp khác trong kiến trúc, đó là hiện tượng kiến trúc giả cổ phương Tây, giả dân tộc, giả Hi – Tech đang tràn lan khắp nơi, từ miền xuôi đến miền ngược, từ thành thị đến nông thôn. Cái hiện tượng kỳ quặc này không ai bảo ai và cũng không ai thực sự đứng ra hô hào, cổ vũ, nhưng nếu xét về số lượng thì những hoạt động xây dựng nêu trên dường như đã định hình nên một vài “xu hướng” kiến trúc ở VN hiện nay. Có điều những xu hướng đó không phải là những biểu hiện của một nền kiến trúc lành mạnh và cũng không có cá nhân hay tổ chức nào muốn đứng ra nhận lãnh trách nhiệm về những xu hướng đó cả.

Một nền kiến trúc rõ nét trước hết phải là một nền kiến trúc được ghi nhận thông qua sáng tạo của những nhóm KTS có quan điểm gần nhau trong sáng tạo kiến trúc. Chỉ khi nào hội đủù các dấu hiệu nêu trên thì mới có thể nói rằng nền kiến trúc ấy đang có một xu hướng hẳn hoi. Xu hướng khai thác đặc tính văn hóa truyền thống trong kiến trúc Nhật Bản thập niên 1960 hoặc “Làn sóng mới” (New Waves) thập niên 1980 – 1990 là một trong những ví dụ đặc sắc.

Tại Hội thảo này, nếu nhiệm vụ của chúng ta là phải xác định “Các xu hướng sáng tác kiến trúc ở VN trong những năm Đổi mới” thì theo ý kiến chúng tôi có nghĩa là phải chỉ ra các dấu hiệu đầy đủ về quan điểm sáng tác của các cá nhân KTS hoặc nhóm KTS nếu có. Vậy nên thế nào là một quan điểm kiến trúc sẽ là câu trả lời cho nhiệm vụ này. Vì nếu không có những quan điểm về kiến trúc thì cũng không có cơ sở để hình thành nên một xu hướng kiến trúc. Kiến trúc Giải tỏa kết cấu (Deconstruction) dẫu có làm cho nhiều KTS lúng túng trong cảm nhận bởi những hình thể mới lạ, vặn vẹo, xiên đổ…. thì cũng vẫn cứ đàng hoàng là một thứ kiến trúc có quan điểm riêng biệt, độc đáo.

Các KTS theo xu hướng này lại có những bút pháp nghề nghiệp hết sức đa dạng, không ai muốn là bản sao của người khác, và chính vì điều ấy mà họ là những ngôi sao sáng của một xu hướng kiến trúc. Peter Eisenman tạo ra những khối kiến trúc kỳ dị, bùng nhùng trong khi Frank Ó Gehry ưa thích sự văn vẹo, xộc xệch; Daniel Libeskind thường sử dụng những khối hình gãy đổ kết hợp với những đường rạch thủng xiên chéo; gần đây Haza Hadid lại thiên về những khối hình lượn, vặn liên tục, thuôn dài trong không gian; dường như bà không còn ưa chuộng những hình thức chênh vênh đã quá quen thuộc lúc trước nữa. Mặc dù vậy, điểm chung giữa họ là không tiếp tục thừa nhận những hình thức thuần túy của kiến trúc nữa mà hướng đến những “giấc mơ”, ở trong thế giới đó “hình thức được sinh ra từ chí tưởng tượng” như chính Bernard Tschumi đã khẳng định. Như thế, một xu hướng sáng tác kiến trúc đã được xác định, trong đó có nhiều KTS có cùng quan điểm nhưng lại khác nhau về phong cách.

Vậy thì nhiệm vụ xác định xu hướng sáng tác kiến trúc ở VN của Hội thảo này theo ý kiến của chúng tôi là bất khả thi nếu xét theo những tiêu chí vừa nêu. Thực tế hơn cả là hãy xem xét những biểu hiện hình thức trong kiến trúc giai đoạn vừa qua như là một cách hữu hiệu để bàn về một điều gì đó tương tự như là những “xu hướng kiến trúc”.
4. VỀ MẶT BIỂU HIỆN

Trong kiến trúc đương thời, thế giới đã từng có nhiều xu hướng kiến trúc với những tên gọi đặc sắc như: Hậu – Hiện đại (Post – Modern Architecture), Giải tỏa kết cấu (Deconstruction), Duy lý Italy (Italian Rationalism), Hiện đại mới (New Modern Architecture)… đây chính là những “điểm tựa” rất quan trọng cho việc nhìn nhận vấn đề xu hướng kiến trúc đương đại của VN.

Thuộc về nghệ thuật hiển thị, công trình kiến trúc bất kỳ nào cũng bao gồm hai phạm trù hình thức và nội dung (hay công năng sử dụng). Đặt vấn đề như vậy, chúng tôi thấy ba tiêu chí quan trọng sau đây cần được phân tích, đó là những biểu hiện hình thức của kiến trúc, những biện pháp (thuật) tạo hình được áp dụng trong quá trình hình thành hình thức kiến trúc và cuối cùng là những nhân tố tham gia trong quá trình truyền đạt thông tin kiến trúc. Trong Bảng 01, chúng tôi tóm lược những căn cứ đánh giá - phân loại hình thức kiến trúc thành “Ba bước cơ bản trong đánh giá – phân loại hình thức kiến trúc”
Phân tích theo ba tiêu chí nêu trên, chúng tôi tạm xác định được năm phương thức biểu hiện hình thức chính của KT VN trong thời kỳ Đổi mới như sau:
•Khai thác đặc trưng hình học
•Khai thác đặc trưng kỹ thuật – vật liệu của kiến trúc
•Khai thác hình thức kiến trúc cổ điển Phương Tây
•Khai thác hình thức kiến trúc truyền thống Phương Đông
•Một số phương thức biểu hiện hình thức kiến trúc khác

Đặc trưng nổi bật của mỗi một trong năm phương thức biểu hiện hình thức nêu trên đều có số lượng rất nhiều các công trình và cùng với chúng là rất nhiều các KTS khác nhau. Nhưng tất cả các con số đông đảo này không đủ để xác nhận cho một xu hướng kiến trúc. Bởi một xu hướng kiến trúc phải được xem xét từ giác độ định tính ( quan điểm) hơn là định lượng. Hầu hết những cách thức biểu hiện hình thức nêu trên đều thiếu nghiên cứu thấu đáo, để lại những hậu quả to lớn mà công luận đã nhiều lần lên tiếng, đặc biệt là việc khai thác hình thức kiến trúc cổ điển Phương Tây hay phương Đông.

Thứ Hai là, trong những phương thức biểu hiện hình thức nêu trên, không có KTS nào thật sự là thủ lĩnh và cũng không có KTS ngôi sao.
Thứ Ba là, mỗi KTS trong chúng ta đều ít nhiều khi thì ngả theo cách thức biểu hiện này, khi thì ngả theo cách thức biểu hiện khác. Điều này cho thấy sự thiếu nhất quán, ổn định trong quan niệm sáng tác kiến trúc của KTS nước ta hiện nay. Khi đương đầu với những thách thức của một đồ án thực tế, thật khó khăn cho một KTS hiện thời biết được điều họ thật sự cần là gì! Cái gì họ thật sự muốn theo đuổi với tư cách là một tác giả?

KẾT LUẬN

1.Những biểu hiện hình thức trong kiến trúc VN ngả theo xu hướng này, xu hướng khác của kiến trúc thế giới là một thực tế, nhưng không thể coi đó là những xu hướng kiến trúc của VN được. Làm sao chúng ta có thể tự hào về cái điều dường như ở VN lúc này cũng đã có Kiến trúc H- HĐ hay một cái gì đại loại như thế?
2.Sự đa dạng và phong phú trong những biểu hiện hình thức kiến trúc ở nứơc ta đang nổi lên như một đặc điểm dễ nhận thấy nhất, nó đủ rõ ràng để hướng sự tiếp cận của chúng ta theo một chiều hướng rộng lớn và thực tiễn hơn. Chiều hướng đó cho thấy kiến trúc VN diễn biến trong những cách thức cơ bản sau :
•Sự “ra đi” của những hình thức kiến trúc “thuần túy”. Có nghĩa là không có một xu hướng (hình thức) kiến trúc nào tồn tại mà không chịu ảnh hưởng ít nhiều từ những xu hướng kiến trúc khác trong quá khứ cũng như hiện tại.
•Sự chi phối của cơ chế kinh tế hàng hóa đã cung cấp cho giới tiêu dùng kiến trúc nhiều hơn sự tự do trong chọn lựa hình thức kiến trúc. Theo đó, các kiến trúc sư luôn phải tìm cách thích nghi với những đòi hỏi từ phía đặt hàng, kể cả những đòi hỏi có tính chất phi chuyên môn. Sự tự do trong chọn lựa hình thức kiến trúc này tất yếu dẫn đến: sự đa dạng trong biểu hiện và sự pha trộn các hình thức kiến trúc.
•Sự áp đặt từ phía nhà quản lý, người cung cấp hoặc nhà sản xuất đối với người tiêu dùng kiến trúc trong thời kỳ “bao cấp” đã gần như chấm dứùt. Thay vào đó là sự tự do trong việc lựa chọn và đưa ra những quyết định mà không phải trong trường hợp nào cũng có chất lượng cao về chuyên môn. Hiện tượng này xảy ra từ nhiều phía đối tác trong quá trình hình thành nên các công trình kiến trúc đã được xây dựng trong thời gian qua. Thừa nhận điều này có thể giúp chúng ta cắt nghĩa được các nguyên nhân dẫn đến biểu hiện lệch lạc trong lĩnh vực sáng tạo kiến trúc, về việc tại sao nền kiến trúc nước ta trong điều kiện phát triển mới vẫn chưa có được những dấu hiệu đáng lạc quan về việc tạo ra một “dấu ấn thời đại” với những “trường phái”, “xu hướng” hay “phong cách”…
3. Trong khả năng kinh tế và điều kiện xây dựng của đất nước ta hiện nay thì có lẽ những nguyên tắc của kiến trúc Hiện đại tỏ ra thích hợp nhất đối với việc đáp ứng các nhu cầu của xã hội, đặc biệt trong mười năm đầu tiên sau thống nhất đất nước. Tổng kết về tình hình kiến trúc trong giai đoạn khó khăn đặc biệt này, Hội kiến trúc sư Việt Nam đã khẳng định: “Dạng kiến trúc theo xu hướng công năng trở thành Quốc tế hoá của những năm 60-70, với tổ hợp và xử lý mặt đứng công trình bằng những cấu kiện và chi tiết bê tông, vẫn đang còn chiếm ưu thế trong sáng tác của kiến trúc sư chúng ta, vì phù hợp với khả năng kinh tế và điều kiện xây dựng của đất nước lúc này” [Hội KTSVN,1985]. Khẳng định nêu trên về vai trò của yếu tố hiện đại trong kiến trúc vừa mang tính lý luận, lại vừa có một ý nghĩa thực tiễn. Yếu tố hiện đại luôn là yếu tố chủ đạo trong mọi công trình kiến trúc của thời đại chúng ta. Sự hợp lý trên nhiều phương diện của kinh tế và kỹ thuật xây dựng đã xác nhận nguyên lý này từ những năm đầu kỷ nguyên công nghiệp hóa. Nó cho phép kiến trúc đáp ứng mạnh mẽ nhu cầu không gian của xã hội, đặc biệt là những nước có nền kinh tế chậm phát triển như nước ta. Khía cạnh thứ hai trong yêu cầu này là yếu tố truyền thống. Đặc tính này thường có xu hướng biến dạng với cách hiểu thô sơ trong phương cách tiếp cận di sản văn hóa truyền thống ở khía cạnh vật thể của nó. Hậu quả chỉ là kiến trúc sa vào cách biểu hiện mang nặng tính trực quan và làm nghèo giá trị của các di sản văn hóa truyền thống. Về vấn đề này, chúng tôi xin nói rõ quan điểm của mình là: con đường phát triển đúng đắn của kiến trúc Việt Nam hiện nay chỉ có thể là khai thác các giá trị tinh thần của văn hóa truyền thống trong sự hòa đồng văn hóa với khu vực, kết hợp chặt chẽ với các nhân tố hiện đại.
dangquang
dangquang
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 581
Join date : 16/01/2011
Age : 33
Đến từ : Hue citadel

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết