https://www.facebook.com/doitnow.vn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Top posting users this month
No user

Latest topics
» Thư Viện 3D Max:
by huongmai 11/6/2014, 10:39 pm

» tiêu chuẩn xây dựng resort
by Ben Trần 12/11/2013, 2:05 pm

» Evermotion Archmodels
by nghiepbalie 7/10/2013, 10:07 pm

» bố cục không gian 1
by dangquang 20/9/2013, 1:17 pm

» Bài giảng Quy hoạch giao thông
by dangquang 15/5/2013, 12:56 pm

» GS. Kts. Hoàng Đạo Kính
by dangquang 23/3/2013, 8:12 pm

» Kts. Nguyễn Thanh Hà
by dangquang 23/3/2013, 8:09 pm

» !!!!!!!!!!!!!!!!!!
by dangquang 23/3/2013, 8:08 pm

» Ebook cho mọi người
by dangquang 18/3/2013, 6:30 pm

» Đồ án tốt nghiệp KTS Đoàn Ngọc Hiệp 93-98 xuất sắc
by chiaki 15/3/2013, 10:25 pm

» Kịch bản biến đổi khí hậu
by dangquang 15/3/2013, 8:16 am

» Nói chuyện đô thị với KTS. Hoàng Hữu Phê
by dangquang 15/3/2013, 8:13 am

» Các bài về khu nghỉ dưỡng đây
by dangquang 14/3/2013, 11:07 pm

» Quản lý đô thị: 10 chuẩn mực vàng
by chiaki 20/2/2013, 10:00 pm

» Trung tâm Triển lãm Quy hoạch Thành phố (TPHCM)
by dangquang 8/2/2013, 10:50 pm

» Sẽ có thêm 100 cao ốc tại trung tâm TP HCM
by dangquang 8/2/2013, 10:42 pm

» Architect of the Year 2012 / Kiến trúc sư của năm 2012
by dangquang 8/2/2013, 10:20 pm

» Đồ án tốt nghiệp QHDT
by Admin 5/1/2013, 12:03 pm

» Bài giảng Kinh tế ĐT của thầy Bạch Anh Tuấn
by Admin 5/1/2013, 9:36 am

» Bài đọc tham khảo Kinh tế ĐT của cô Lan
by Admin 5/1/2013, 9:28 am

» Nhiều ý tưởng mới về kiến trúc đô thị Huế
by dangquang 4/1/2013, 4:34 pm

» Tản mạn danh ngôn kts
by dangquang 13/12/2012, 11:42 pm

» Đồ án thư viện 1- Hồng
by coc 24/11/2012, 11:32 pm

» Giải thưởng Ý tưởng Thiết kế “Nếu” 2012
by dangquang 14/11/2012, 10:02 pm

» Cuộc thi thiết kế Logo đảo Phú Quốc
by dangquang 14/11/2012, 9:44 pm

Đăng Nhập

Quên mật khẩu


Giải quyết kẹt đường Giải quyết kẹt đường Giải quyết kẹt đường

Go down

Giải quyết kẹt đường Giải quyết kẹt đường Giải quyết kẹt đường  Empty Giải quyết kẹt đường Giải quyết kẹt đường Giải quyết kẹt đường

Bài gửi  dangquang 27/2/2012, 12:19 am




Đọc bài viết “Kiến giải quyết kẹt đường giỏi hơn người” (Đăng trên báo Tuổi Trẻ), thật là cảm phục loài kiến, tất cả những gì kiến có thể làm được là nhờ vào một dấu hiệu nhận biết riêng của chúng, tôi coi đó như là nhận thức của con người.

Nếu con người có được nhận thức tốt, không có những hành động thiếu ý thức khi điều khiển phương tiện lưu thông của mình thì cho dù đường có hẹp như thế nào thì cũng khó có thể xảy ra tắc ngẽn. Đang trong quá trình tìm hiểu khái niệm “tự điều chỉnh” và hy vọng sẽ phát triển thành học thuyết có nhiều chuẩn mực tự nhiên hơn tôi thử thí nghiệm gửi tới bạn đọc tham khảo và xin ý kiến góp ý, xin gửi về [You must be registered and logged in to see this link.].

Trước tiên tôi phân tích ra các nhóm nguyên nhân có thể gây ra kẹt đường như sau:

Nhóm I: chiếm tỷ lệ làm kẹt đường từ 25 – 30%

Đường hẹp: hẹp do bị lấn chiếm, chưa mở đường, do thi công công trình,…; Đường kém chất lượng: gồ ghề, có nhiều ổ gà, ổ voi…; Đường bị mất tầm nhìn: do cây cối, tường, rào, nhà che khuất…; Đường bị ngập lụt: mưa, bão…

Cơ quan quản lý nhà nước có thể giải quyết.

Nhóm II: chiếm tỷ lệ làm kẹt đường từ 10 – 20%

Đường không có biển báo: cấm, tên đường, ngã rẽ, quy định sắp có điểm dừng đỗ xe, dừng đỗ, sắp có trạm xe buýt, giảm tốc độ, quy định tốc độ buộc phải chạy tối thiểu, tốc độ lưu thông cho phép, quy định một chiều/hai chiều… ; Đường không vạch ngăn cách: phân chia luồng xe, vạch/mũi tên chỉ hướng được phép rẽ/đi, vạch ngăn cách và có mũi tên chỉ khi muốn rẽ thì phải bắt đầu từ đâu…; Đường không có bản đồ: mô tả từng khu vực, chiều hướng và khoảng cách, khu nhà, dãy nhà, đường một chiều…

Cơ quan quản lý nhà nước có thể giải quyết.

Nhóm III: chiếm tỷ lệ làm kẹt đường từ 50 – 60%

Ý thức (chủ và bị động) của con người: không tuân thủ nghiêm túc luật giao thông, không tôn trọng người và phương tiện cùng lưu thông, không đề phòng và chuẩn bị trước, không xác định được điểm đến, chạy bừa, chạy ẩu, tai nạn giao thông, đi bộ đi tập trung dàn hàng ngang , buôn bán chợ lấn chiếm lòng lề đường…; Phương tiện đi lại: kém chất lượng, hư hỏng giữa đường, dừng đỗ không đúng nơi quy định, lưu thông không đúng tuyến….

Người dân có thể giải quyết.


Vừa đi vừa... né
Nhóm IV: chiếm tỷ lệ làm kẹt đường từ 0 – 5%

Luật giao thông chưa hoàn chỉnh, còn có nhiều điểm thiếu sót như: quy định phải có các làn xe cụ thể hơn trên hầu hết các con đường như tối thiểu phải có hai làn nhanh và chậm vì, đường thì sẽ phải có người đi nhanh và đi chậm. Người đi chậm mà luôn lưu thông ở giữa đường thì kẹt đường sẽ xảy ra. Có nghĩa là làn đường dành cho người đi với tốc độ nhanh hơn là ở giữa và chậm thì ở sát lề đường; quy định điểm đặt biển báo; đoạn đường nào thì được phép chạy ở tốc độ cho phép.v.v… Cụ thể luật nên chi tiết và có sự xem xét linh hoạt trong thực tế hơn.

Cơ quan làm luật có thể đưa ra giải pháp.

Tất cả các nguyên nhân dẫn đến tình trạng kẹt đường theo tỷ lệ đánh giá của tôi ở trên, tổng kết lại các nhóm, gần như là hầu hết thuộc về con người. Trong đó, nhóm III chiếm tỷ lệ cao nhất. Không vì nguyên nhân này thì sẽ vì nguyên nhân khác, từ ý thức lưu thông đến ý thức tổ chức quản lý và trách nhiệm của người dân và các cơ quan quản lý nhà nước đã gây nên tình trạng kẹt đường như ở nước ta hiện nay.

Để có thể ngăn chặn được điều này thì chúng ta phải triển khai một lực lượng Cảnh sát Giao thông (CSGT) rất lớn để thường xuyên giám sát nhắc nhở và điều khiển ý thức của mỗi người khi tham gia lưu thông, tuy nhiên thì triển khai lực lượng CSGT cũng có nhiều mặt trái của nó đồng thời sẽ không xử lý được hết toàn bộ những nguyên nhân như đã nêu. Trong đó thì tất cả người dân, bao gồm cả những người tham gia giao thông, những người sống ven đường… lại có khả năng làm tốt. Nếu sử dụng họ thì chúng ta tiết kiệm được một khoản chi phí rất lớn cho công tác giúp giảm, làm giãn thưa mật độ lưu thông, khi có thể làm cho người tham gia giao thông có trật tự hơn. Vì, khi người tham gia giao thông không chịu bị kiểm soát bởi một lực lượng đối lập nào (CSGT thì không đủ lực lượng), họ sẽ điều khiển phương tiện của mình tùy ý, dễ gây kẹt đường.v.v…

Thuyết “tự điều chỉnh” mà tôi đang tìm hiểu là tạo điều kiện cho mọi người tự điều chỉnh lẫn nhau, người dân và người tham gia giao thông có thể điều chỉnh người tham gia giao thông khác bằng cách nhắc nhở hoặc xử phạt. Cụ thể nhà nước tạo cơ hội tốt hơn, có chính sách rõ ràng cho người dân tham gia làm CSGT, làm cơ quan giám sát của nhà nước, mọi người được quyền yêu cầu người tham gia giao thông phải chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông và cũng có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước phải thực hiện trách nhiệm của mình. Có quyền xử phạt ở một mức độ cho phép (ví dụ không quá 50.000VNĐ) hoặc bằng một tỷ lệ % nào đó trên mức độ gây hại khi vi phạm hoặc khi thiếu trách nhiệm. Như vậy lợi ích có thể mang lại là tạo ra được một nền văn hóa khi tham gia giao thông, mọi người sẽ có ý thức tự điều chỉnh phương tiện của mình giữ một khoảng cách nhất định, không tạo ra sự chen lấn và từ đó thì trật tự giao thông được gìn giữ. Vì lý do luôn có suy nghĩ chủ động rằng người bên cạnh hoặc bất cứ một người nào khác có thể cũng đang theo dõi, nếu mình vi phạm là ngay lập tức bị phát hiện. Điều này thay đổi được thái độ như hiện nay là người tham gia giao thông chỉ sợ khi thấy CSGT còn người cùng tham gia giao thông hay những người dân bình thường khác không có đủ thẩm quyền xử lý họ.

Như dự báo thì một thị trường ý thức, trách nhiệm sẽ xuất hiện. Khi người dân nhận thấy có được lợi ích nên sẽ khai thác, từ đó mà có thể phanh phui tất cả mọi vấn đề thuộc cả về trách nhiệm của cơ quan nhà nước lẫn người dân bình thường. Những người thi hành nhiệm vụ chỉ cần trang bị các phương tiện chụp hoặc ghi âm, ghi hình, có thể dùng chính điện thoại di động để lưu lại chứng cứ cụ thể, gửi cho cơ quan có trách nhiệm khi cần. Đối với cơ quan quản lý nhà nước chỉ có nhiệm vụ nhận và giải quyết tất cả các vụ việc (có thể gọi là món hàng) mà người dân mang lại, sự khách quan và tính chất công minh sẽ tốt hơn. Yêu cầu của tất cả mọi vụ việc là phải có chứng cứ rõ ràng nên mỗi người tham gia giám sát phải chụp và ghi lại hình ảnh để đối chứng tại cơ quan có trách nhiệm nếu cần thiết, thông thường là khi người vi phạm luật giao thông cố tình chống đối.

Là một người chạy xe ôm, người đi đường… đang phải làm công việc của mình cũng có thể trở thành người giám sát luôn túc trực ở khắp mọi nơi, hơn nữa những người không có công ăn việc làm có thể tự nhận thấy đây là một nghề dễ kiếm sống hơn là phải làm những việc phạm pháp khác. Do đối lập với những việc phạm pháp nên lại càng tạo ra cho xã hội có thêm sự trong sạch. Đối với việc lưu thông trên đường, người dân sẽ phải luôn có ý thức, đi thẳng đường, đi thẳng lối, giữ đúng khoảng cách cho dù có gặp tai nạn giao thông cũng không được phép chen lấn.v.v… thì có nghĩa là sự lưu thông trên đường luôn được bảo đảm tốt. Như hiện nay khi gặp một điểm bị kẹt đường chúng ta phải chờ đợi tới lực lượng CSGT đến để giải tỏa, khi đó thì ý thức của mỗi người đã không chấp hành, ai cũng chen lấn để vượt lên và sự ùn tắc sẽ càng diễn ra nghiêm trọng.

Kết luận:

Do tính chất của thuyết “tự điều chỉnh”, cứ có người muốn vi phạm lại có người muốn kiếm được lợi của sự vi phạm đó nên hai bên giằng co lẫn nhau, điều chỉnh ngược lại nhau, người muốn vi phạm sẽ cảm thấy sợ, cảm thấy bất lợi mà sẽ không thực hiện hay lặp lại. Như vậy nhà nước là bên thứ ba được lợi, không phải đầu tư nhiều mà vẫn có được sự đảm bảo trật tự giao thông tốt. Tôi hy vọng sẽ chứng minh được trong tất cả các trường hợp, lĩnh vực. Trên đây tôi luôn chỉ ra hướng tích cực, mong rằng tất cả mọi người hãy chỉ ra hướng tiêu cực gửi lại cho tôi, tôi sẽ tìm cách khắc phục. Xin chân thành cảm ơn.

Diễn giải:

Tôi không thể đưa vấn đề có nhiều phương tiện lưu thông vào các nhóm có thể gây ra kẹt đường, cũng như việc chúng ta lại nghĩ ra sáng kiến thu “Phí lưu thông”. Như vậy tôi nghĩ hạn chế người dân đi lại, tức hạn chế người dân làm việc và có nghĩa là hạn chế phát triển kinh tế nước ta.

Để có kế hoạch lâu dài thì cần có quy hoạch mở đường, rà soát lại luật giao thông, tuyên truyền giáo dục ý thức chấp hành giao thông… Không nên nghĩ ra những cách làm cho nhân dân phải buồn phiền, lãnh đạo Đảng và nhà nước đau đầu. Biện pháp giữ xe của nhân dân trong một thời gian như hiện nay thì có mặt trái là góp phần làm chậm phát triển kinh tế (như phân tích ở trên).

Theo tôi đường không có đèn xanh đỏ, vòng xoay cũng là một nguyên nhân nhưng mất nhiều thời gian, chi phí. Cầu vượt thì quá tốn kém chỉ áp dụng với đại lộ cao tốc. Với thuyết “tự điều chỉnh” dần dần ý thức của mỗi người trở thành quán tính, chúng ta có thể đạt tới điểm lý tưởng là 0 (không) có chuyện kẹt đường xảy ra.

© [You must be registered and logged in to see this link.] | Lê Mạnh Cường

dangquang
dangquang
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 581
Join date : 16/01/2011
Age : 33
Đến từ : Hue citadel

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết