https://www.facebook.com/doitnow.vn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Top posting users this month
No user

Latest topics
» Thư Viện 3D Max:
by huongmai 11/6/2014, 10:39 pm

» tiêu chuẩn xây dựng resort
by Ben Trần 12/11/2013, 2:05 pm

» Evermotion Archmodels
by nghiepbalie 7/10/2013, 10:07 pm

» bố cục không gian 1
by dangquang 20/9/2013, 1:17 pm

» Bài giảng Quy hoạch giao thông
by dangquang 15/5/2013, 12:56 pm

» GS. Kts. Hoàng Đạo Kính
by dangquang 23/3/2013, 8:12 pm

» Kts. Nguyễn Thanh Hà
by dangquang 23/3/2013, 8:09 pm

» !!!!!!!!!!!!!!!!!!
by dangquang 23/3/2013, 8:08 pm

» Ebook cho mọi người
by dangquang 18/3/2013, 6:30 pm

» Đồ án tốt nghiệp KTS Đoàn Ngọc Hiệp 93-98 xuất sắc
by chiaki 15/3/2013, 10:25 pm

» Kịch bản biến đổi khí hậu
by dangquang 15/3/2013, 8:16 am

» Nói chuyện đô thị với KTS. Hoàng Hữu Phê
by dangquang 15/3/2013, 8:13 am

» Các bài về khu nghỉ dưỡng đây
by dangquang 14/3/2013, 11:07 pm

» Quản lý đô thị: 10 chuẩn mực vàng
by chiaki 20/2/2013, 10:00 pm

» Trung tâm Triển lãm Quy hoạch Thành phố (TPHCM)
by dangquang 8/2/2013, 10:50 pm

» Sẽ có thêm 100 cao ốc tại trung tâm TP HCM
by dangquang 8/2/2013, 10:42 pm

» Architect of the Year 2012 / Kiến trúc sư của năm 2012
by dangquang 8/2/2013, 10:20 pm

» Đồ án tốt nghiệp QHDT
by Admin 5/1/2013, 12:03 pm

» Bài giảng Kinh tế ĐT của thầy Bạch Anh Tuấn
by Admin 5/1/2013, 9:36 am

» Bài đọc tham khảo Kinh tế ĐT của cô Lan
by Admin 5/1/2013, 9:28 am

» Nhiều ý tưởng mới về kiến trúc đô thị Huế
by dangquang 4/1/2013, 4:34 pm

» Tản mạn danh ngôn kts
by dangquang 13/12/2012, 11:42 pm

» Đồ án thư viện 1- Hồng
by coc 24/11/2012, 11:32 pm

» Giải thưởng Ý tưởng Thiết kế “Nếu” 2012
by dangquang 14/11/2012, 10:02 pm

» Cuộc thi thiết kế Logo đảo Phú Quốc
by dangquang 14/11/2012, 9:44 pm

Đăng Nhập

Quên mật khẩu


VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG

Go down

VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG Empty VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG

Bài gửi  chiaki 20/3/2012, 7:13 am

VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG
PGS.TS. Tôn Nữ Quỳnh Trân*
Đặt vấn đề
Mặc dù đô thị ngày càng xuất hiện nhiều hơn trong xã hội văn minh, nhưng sự hiểu biết của con người về đô thị và đô thị hóa vẫ còn ít ỏi. Và trong bối cảnh đó, vấn đề phát triển đô thị bền vững vẫn còn nằm ở phía trước, đặt ra những vấn đề cần giải quyết với thế giới quan khoa học.
Hiện tượng đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam. Nhiều đô thị không ngừng phát triển và mở rộng. Thành phố Hà Nội đang trên đà trở thành đô thị siêu hạng (super city) , còn thành phố Hồ Chí Minh đã vượt quá ngưỡng của đô thị siêu hạng và đang có khuynh hướng trở thành thành phố cực lớn (mega city ) . Bên cạnh hai đô thị lớn này là các đô thị khác cũng đang có những bước tích cực đẩy nhanh quá trình đô thị hóa. Nhà nước Việt Nam không chủ trương xây dựng những đô thị cực lớn mà chỉ xây dựng các chùm vệ tinh xung quanh các hạt nhân đô thị như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội,…. Chiến lược phát triển đô thị đến năm 2010 dô Bộ Xây dựng soạn thảo nhắm đến việc tăng dân số đô thị lên đến 30,4 triệu người, chỉ số đô thị sẽ là 33% . Như vậy, để thực hiện mục tiêu chiến lược trên, Việt Nam đang đối mặt với rất nhiều vấn đề về phát triển đô thị.
Trong phát triển đô thị, quá trình biến đổi có ý nghĩa nhất là đô thị hóa. Có nhiều quan điểm cho rằng đô thị hóa càng nhanh thì càng tốt, càng thúc đẩy được sự phát triển của xã hội. Nhưng, chúng ta đều biết rằng đô thị hóa là một tiến trình rất phức tạp, bao gồm những thay đổi cơ bản trong phân bố lực lượng ản xuất, trong phân bố dân cư, dân số, trong kết cẩu nghề nghiệp, trong lối sống, trong văn hóa. Về khía cạnh sinh thái nhân văn thì đô thị hóa là một quá trình chuyển động làm thay đổi lối sống và cảnh quan của một hệ thống quần cư từ hệ sinh thái kinh tế nông thôn sang hệ sinh thái kinh tế xã hội đô thị. Về khía cạnh văn hóa thì đô thị hóa là quá trình chuyển đổi văn hoá nông thôn thành văn hóa đô thị. Về khía cạnh kinh tế thì đô thị hóa là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp.
Như vậy, đô thị hóa là một quá trình phức tạp và chứa nhiều mâu thuẫn nội tại, là tổng hợp kết quả của nhiều quá trình phát triển xã hội và chính bản thân đô thị hóa cũng ảnh hưởng mạnh mẽ trở lại các chiều kích của xã hội. Bên cạnh nội dung phức hợp trên, đô thị hóa còn mang những tính chất đòi hỏi con người phải rất cẩn trọng mỗi nơi, mỗi khi nó xuất hiện. Đó là tính chất không thể đảo ngược được (Irreversibiliti ): Một chuyển động đô thị hóa bao giờ cũng là một sự thay đổi mà từ đó, ta không bao giờ quay ngược lại được được trạng thái trước kia. Một nơi nào đã có đô thị hóa thì xã hội hiện đại ấy không thể trở lại trạng thái tiền đô thị như trước đây. Đó là tính chất tăng tốc ( Acceleration): Tốc độ của đô thị hóa càng ngày càng tăng, nhanh đến nỗi mà các chuyên gia về đô thị học hiện nay vẫn còn loay hoay trong việc tìm hiểu bản chất và đánh giá những ảnh hưởng của nó mà chưa có thể đi đến một kết luận cuối cùng. Đô thị hóa cũng nhanh đến mức là khi một hiện tượng xuất hiện, rồi được nghiên cứu, thì đã thay đổi khác với tính chất của lúc ban đầu việc nghiên cứu. Đó là tính đứt đoạn ( Discontinuity ): Những thay đổi trong đô thị hóa tạo ra những đứt đoạn trong quá trình chuyển động. Mô hình và cơ chế mới trong xã hội hoàn toàn khác với những gì đã ngự trị trước đây. Cuộc cách mạng đô thị này tạo nên những đổi thay đột ngột làm cho con người bị cắt đứt với những hành vi quen thuộc đã có, bắt họ phải học cách suy nghĩ, cách hành động mới.
Vì sự phức tạp, đa chiều kích ấy, đô thị hóa làm tăng thêm các vấn đề của xã hội đô thị như tội phạm, sự nghèo đói, không có việc làm, bệnh thần kinh, gia đình tan rã, xung đột xã hội, sung đột sắc tộc, ma túy, ô nhiễm…..và một loạt vấn đề khác mà người ta gọi chung là “ Khủng hoảng đô thị”. Cuộc khủng hoảng này được thể hiện rõ rệt với các hiện tượng: 1/ Sự phân tầng xã hội ngày càng sâu sắc; 2/ Môi trường bị ô nhiễm nặng nề; 3/ Các tệ nạn xã hội tăng trưởng nhanh; 4/ Cuộc sống văn hóa bị rối loạn.

Khái niệm phát triển đô thị bền vững.
Việc “ Khủng hoảng đôt thị” đặt ra vấn đề phải có một đường lối phát triển tổng hợp của các tiến bộ về kinh tế, tiến bộ về xã hội và cả về văn hóa, cần phải phát hiện ra xu hướng phát triển tương lai chân chính của đô thị. Trong trào lưu của tư tưởng phát triển bền vững, và với mục tiêu trên, các nhà khoa học áp dụng tư tưởng phát triển bền vững vào lĩnh vực phát triển đô thị.
Khái niệm về phát triển bền vững đầu tiên được đề cập vào năm1987 trong báo cáo của Ủy ban Môi trường và phát triển của Ngân hàng Thế giới (Brundtland Commission 1987). Khái niệm này cho rằng sự phát triển phải thỏa mãn nhu cầu của con người không chỉ trong giai đoạn hiện tại mà còn cho cả tương lai, phải đáp ứng cả yêu cầu kinh tế lẫn bảo vệ môi trường. Năm 1991 Ngân hàng châu Á
( ADB) xác định thêm nội dung của phát triển bền vững, nhấn mạnh thêm khả năng của thế hệ hiện tại đáp ứng cho các nhu cầu của các thế hệ tương lai. Kể từ đó một phương pháp phát triển mới được định hình và được chấp nhận rộng rãi.
Như vậy phát triển bền vững có mục tiêu rõ ràng: thứ nhất, phát triển sản xuất phải đi đôi với vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; thứ hai, phải chú trọng đến mối quan hệ giữa các thế hệ, thế hệ ngày nay phải có trách nhiệm với các thế hệ sau trong việc để lại những di sản và tài nguyên có giá trị.
Phương thức phát triển mới này được xây dựng với nội dung bao gồm ba vế phát triển kinh tế, phát triển môi trường và phát triển xã hội, là sự tổng hợp của các chỉ tiêu chủ yểu về kinh tế, xã hội, môi trường, văn hóa và nhất là hướng tới tương lai.
Phát triển bền vững được áp dụng như thế nào trong bối cảnh phát triển đô thị?
Dù cùng xuất phát từ khái niệm phát triển bền vững của Brundtland, nhiều nhà khoa học, dưới sự chi phối của lĩnh vực hoạt động của mình, đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về phát triển đô thị bền vững.
Các nhà sinh thái đưa ra các tiêu chuẩn để phát triển đô thị bền vững như sau:
• Phát triển nhà ở theo chiều cao để tiết kiệm nguyên, nhiên vật liệu và mặt bằng;
• Bảo tồn địa hình địa mạo tự nhiên;
• Tránh xây dựng thành phố trong thung lũng vì đất ở đấy phì nhiêu và dễ lở;
• Bảo vệ và phát triển cây xanh đô thịi;
• Khuyến khích tiết kiệm nước;
• Hạn chế sử dụng phương tiện di chuyển có động cơ;
• Tái sinh vật liệu phế thải.
Các nhà ngân hàng chú trọng đến lĩnh vực tài chính. Theo họ, phát triển đô thị bền vững có 4 tiêu chí:
• Đảm bảo và phát triển khả năng cạnh tranh của thành phố;
• Đảm bảo cuộc sống của cư dân tốt hơn;
• Nền tài chính lành mạnh ( nguồn thu, các chính sách tài chính, nguồn lực );
• Quản lý đô thị tốt.
Các nhà nghiên cứu và quản lý chú trọng đến đường lối:
• Lấy chỉ tiêu HDI để đánh giá đô thị chứ không dựa vào quy mô dân số , kinh tế hay xây dựng như trước đây;
• Giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa nông thôn và thành thị;
• Sự phối hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa và quản lý.
Nhà nghiên cứu Trần Ngọc Hiên nêu ra những kinh nghiệm xây dựng đô thị theo yêu cầu phát triển bền vững dựa trên kinh nghiệm của Cộng hòa Liên bang Đức như sau:
• Đánh giá đô thị dựa trên chỉ tiêu chất lượng cuộc sống;
• Phát triển đô thị gắn chặt với phân vùng;
• Thành phần tham gia vào quy hoạch đô thị không chỉ có chính quyền, mà còn có người tiêu dùng, người dịch vụ, nhà doanh nghiệp và đại diện các tổ chức xã hội và tôn giáo;
• Chức năng của đô thị có tính chất toàn diện về kinh tế, xã hội, văn hóa và quản lý, trong đó chức năng quản lý bao trùm, làm điều kiện thực hiện các chức năng khác .
Những khái niệm và những định nghĩa trên thật là phong phú, thể hiện tính đa chiều kích của một đô thị. Vì vậy, những thành tựu khoa học được ứng dụng nhằm phát triển đô thị đòi hỏi một sự cẩn trọng, phải có một tầm nhìn tổng hợp phối hợp hài hòa các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, nối liền hiện tại với tương lai, để cho đô thị xứng đáng là nơi “ làm việc, sống, nghỉ ngơi”











chiaki
chiaki
KIẾN CON
KIẾN CON

Tổng số bài gửi : 84
Join date : 01/12/2011

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết