https://www.facebook.com/doitnow.vn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Top posting users this month
No user

Latest topics
» Thư Viện 3D Max:
by huongmai 11/6/2014, 10:39 pm

» tiêu chuẩn xây dựng resort
by Ben Trần 12/11/2013, 2:05 pm

» Evermotion Archmodels
by nghiepbalie 7/10/2013, 10:07 pm

» bố cục không gian 1
by dangquang 20/9/2013, 1:17 pm

» Bài giảng Quy hoạch giao thông
by dangquang 15/5/2013, 12:56 pm

» GS. Kts. Hoàng Đạo Kính
by dangquang 23/3/2013, 8:12 pm

» Kts. Nguyễn Thanh Hà
by dangquang 23/3/2013, 8:09 pm

» !!!!!!!!!!!!!!!!!!
by dangquang 23/3/2013, 8:08 pm

» Ebook cho mọi người
by dangquang 18/3/2013, 6:30 pm

» Đồ án tốt nghiệp KTS Đoàn Ngọc Hiệp 93-98 xuất sắc
by chiaki 15/3/2013, 10:25 pm

» Kịch bản biến đổi khí hậu
by dangquang 15/3/2013, 8:16 am

» Nói chuyện đô thị với KTS. Hoàng Hữu Phê
by dangquang 15/3/2013, 8:13 am

» Các bài về khu nghỉ dưỡng đây
by dangquang 14/3/2013, 11:07 pm

» Quản lý đô thị: 10 chuẩn mực vàng
by chiaki 20/2/2013, 10:00 pm

» Trung tâm Triển lãm Quy hoạch Thành phố (TPHCM)
by dangquang 8/2/2013, 10:50 pm

» Sẽ có thêm 100 cao ốc tại trung tâm TP HCM
by dangquang 8/2/2013, 10:42 pm

» Architect of the Year 2012 / Kiến trúc sư của năm 2012
by dangquang 8/2/2013, 10:20 pm

» Đồ án tốt nghiệp QHDT
by Admin 5/1/2013, 12:03 pm

» Bài giảng Kinh tế ĐT của thầy Bạch Anh Tuấn
by Admin 5/1/2013, 9:36 am

» Bài đọc tham khảo Kinh tế ĐT của cô Lan
by Admin 5/1/2013, 9:28 am

» Nhiều ý tưởng mới về kiến trúc đô thị Huế
by dangquang 4/1/2013, 4:34 pm

» Tản mạn danh ngôn kts
by dangquang 13/12/2012, 11:42 pm

» Đồ án thư viện 1- Hồng
by coc 24/11/2012, 11:32 pm

» Giải thưởng Ý tưởng Thiết kế “Nếu” 2012
by dangquang 14/11/2012, 10:02 pm

» Cuộc thi thiết kế Logo đảo Phú Quốc
by dangquang 14/11/2012, 9:44 pm

Đăng Nhập

Quên mật khẩu


Sài gòn - Thành phố vỉa hè

Go down

Sài gòn - Thành phố vỉa hè Empty Sài gòn - Thành phố vỉa hè

Bài gửi  ihonga 13/4/2012, 1:06 am

Đây là một bài rất thú vị về cách nhìn nhận vấn đề vỉa hè – được rất nhiều người, mọi tầng lớp quan tâm – vấn đề cấp thiết của Việt Nam được thực hiện bởi người quốc tế (nhóm nghiên cứu về Vỉa Hè quốc tế) sẽ thú vị hơn nếu bài có sự so sánh Vỉa Hè của các nước khác với nước ta.
Sự thể hiện hóa cái mà ai cũng cảm nhận được (cảm nhận luôn có cách giải thích của tự nhiên ) về vấn đề hoạt động buôn bán vỉa hè, con người trong không gian sống động đó, cách nhìn nhận của toàn đô thị và đặc biệt là một cách nghiên cứu sự thể hiện(bản đồ) theo logic vấn đề liên quan.
Chém gió tí ^^ mọi người đọc vui. Sài gòn - Thành phố vỉa hè 546759

Sài Gòn – Thành phố Vỉa hè
Nguyễn Thu Hương (Bộ môn Quy hoạch – ĐHXD Hà Nội) dịch
Nguồn: [You must be registered and logged in to see this link.]
SLAB là nhóm nghiên cứu quốc tế đa ngành gồm các nhà chuyên môn từ nhiều lĩnh vực. SLAB tìm hiểu và phát triển các bản đồ với sự tham gia của công chúng dựa trên các nghiên cứu khoa học nhằm ngợi ca, củng cố và tái tạo những hiểu biết của chúng ta về VỈA HÈ – một trong những không gian công cộng quan trọng nhất và cũng ‘đời’ nhất trong mọi đô thị.
[You must be registered and logged in to see this image.]
Đã hơn 40 năm từ khi lĩnh vực Quy hoạch đô thị bắt đầu gắn kết các nghiên cứu xã hội vào thiết kế không gian thưc thể theo cách tiếp cận truyền thống, nhưng phần lớn sự liên hệ giữa hai lĩnh vực này vẫn chưa được khai thác. Việc liên kết các nghiên cứu xã hội với lĩnh vực không gian sẽ mang lại những cách nhìn mới, hiểu biết mới về mối quan hệ giữa không gian và xã hội và giúp chúng ta sáng tạo ra những giải pháp mới. Nhằm mục đích này, SLAB đã thúc đẩy khái niệm BẢN ĐỒ như một phương tiện và một thành ngữ:
• Vẽ bản đồ để đặt nền móng hiểu biết của chúng ta về các thức mà không gian được tranh giành, đàm phán, và tạo ra như thế nào về mặt xã hội;(?)
• Lập bản đồ ở nhiều quy mô để hiểu được các kết nối giữa các không gian xây dựng, các tổ chức xã hội, và trải nghiệm của con người;
• Lập bản đồ để có thể có cách diễn giải mới và và các can thiệp mới.
Chúng ta tìm thấy những tương tác giữa xã hội và không gian vật thể theo những cách rất hấp dẫn ở không gian vỉa hè – một không gian công cộng mở hoàn toàn cho mọi tiếp cận. Nó quá hẹp nền đòi hỏi các thương lượng thân mật ở địa phương nhưng cũng quá rộng lớn và được liên kết về mặt xã hội khiên cho nó có tiềm năng lớn lao như là một không gian dân chủ.
Mùa nghiên cứu đầu tiên của chúng tôi tập trung vào cuộc sống vỉa hè đáng chú ý của Hồ Chí Minh, Việt Nam, và nghiên cứu này có thể chia sẻ rộng rãi những cuộc tranh luận toàn cầu về cách nhìn nhận VỈA HÈ như là một mạng lưới an toàn xã hội, một địa điểm của văn hóa đô thị, hay chỉ đơn thuần là hành lang giao thông vận tải.
Đối tượng độc giả chúng tôi hương đến bao gồm công chúng Việt Nam – những người đang tích cực xem xét lại các vỉa hè các đô thị, các nhà nghiên cứu đô thị, các thành phố và các nhà nghiên cứu bản đồ.
CÁC NGHIÊN CỨU

Chúng tôi tin rằng lĩnh vực chúng tôi đang nghiên cứu đòi hỏi cần phải có thời gian nghiên cứu rất kỹ lưỡng và cần tạo ra 1 phương pháp mới thích hợp với khu vực nghiên cứu. Đợt làm việc đầu tiên của chúng tôi là giải mã cuộc sống vỉa hè của thành phố Hồ Chí Minh. Điều này đã dẫn chúng tôi đến việc phát triển một không gian đặc trưng, một không gian được chia nhỏ qua những thông tin về lịch sử và những diễn đàn công cộng. Dưới đây chúng tôi mô tả một số hoạt động và những nghiên cứu của chúng tôi.

Những cuộc phỏng vấn người bán dạo vỉa hè

Trong suốt năm 2010, với sự kết nối của các thành viên của Hoa Kỳ và Việt Nam, SLAB đã tiến hành khoảng 270 cuộc phỏng vấn với những người bán dạo vỉa hè trong sáu phường khác nhau của thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi đã học được về cấu trúc của đời sống kinh tế của họ, làm thế nào họ đã lại chọn vị trí này trong thành phố, cho dù họ đã phải di cư đến thành phố Hồ Chí Minh từ rất nhiều vùng khác nhau, và họ đối mặt với cảnh sát như thế nào, với chủ nhà, những người bán dạo khác và khách hàng ra làm sao. Phát hiện đáng ngạc nhiên nhất mà chúng tôi thấy được đó là họ nhận được sự đồng cảm của rất nhiều người : mọi người xung quanh sẵn lòng che giấu họ khi họ bị công an đuổi, giúp họ bê vác hàng hóa, rồi cho họ nước và điện miễn phí, thậm chí lưu trữ hàng hoá của họ qua đêm. Điều này đã cung cấp những cơ sở mới trong việc nghiên cứu làm thế nào để xã hội có thể tạo dựng lại việc sử dụng không gian vỉa hè cho những người bán hàng dạo một cách hợp pháp.
[You must be registered and logged in to see this image.]
Nhiếp ảnh

Chúng tôi chụp hàng ngàn tấm ảnh cũng như các đoạn video trong chuyến đi thực địa. Nhiếp ảnh không chỉ là cách để ghi chép các hiện tượng như các biểu tưởng trong không gian vỉa hè hay sự chiếm lĩnh không gian, nhưng cũng đồng thời quan trọng đối với tiến trình thiết kế ở một số khía cạnh. Chúng tôi khám phá không gian với máy ảnh. Ví dụ, nỗ lực cố gắng chọn vị trí để có những tấm ảnh chính xác với những góc ống kính và khuôn hình khác nhau đã giúp chúng tôi nhận ra tỷ lệ gần gũi và góc nhìn từ-thấp-tới-mặt đất của cuộc sống vỉa hè ở Việt Nam. Nhiếp ảnh cũng cho phép những quan sát tổng hợp về những khung cảnh và tình huống trên vỉa hè. Chúng tôi cũng tìm thấy trong nhiết ảnh một công cụ mạnh mẽ để kéo người xem vào trong khung cảnh.
[You must be registered and logged in to see this image.]
Khảo sát không gian vật thể

Ngoài việc quan sát và phỏng vấn, chúng tôi đã khảo sát việc sử dụng không gian vỉa hè tại các thời điểm khác nhau trong ngày và các ngày trong tuần. Chúng tôi đặc biệt chú trọng tới việc khảo sát các hoạt động được tổ chức thêm cho người đi bộ chẳng hạn như ăn uống, bán hàng tự động cũng như vị trí đỗ xe và các biển hiệu dành cho vỉa hè. Chúng tôi ghi nhận được những thông tin về giới tính, số lượng người tham gia vào từng hoạt động, vị trí và số lượng của những không gian được sử dụng, rồi kết hợp chúng với những gì mà chúng tôi đã thu được trong các cuộc phỏng vấn về việc làm thế nào họ có thể thỏa thuận để có được chỗ ngồi và sự chia sẻ những chỗ ngồi đó. Dữ liệu mà chúng tôi quan sát được không chỉ là quan sát về vấn đề môi trường hay sử dụng đất mà còn là vấn đề về nhân chủng học. Và mặc dù chúng tôi có nhận được những lời khuyên nên sử dụng các thiết bị công nghệ cao để thu thập các dữ liệu, nhưng chúng tôi nhanh chóng phát hiện ra rằng việc sử dụng giấy và bút thông thường là cách hiệu quả nhất và thích hợp nhất cho quy mô của sự nghiên cứu rất phức tạp và thân thiên như thế này. Cuối cùng, chúng tôi thu thập gần 4000 quan sát và đã được mã hóa vào ArcGIS. Dữ liệu này đã làm sáng tỏ tính linh hoạt và tiềm năng trong việc sử dụng không gian vỉa hè.
[You must be registered and logged in to see this image.]
Nghiên cứu Lịch sử

Một hồ sơ rất giá trị về lịch sử mà chúng tôi tìm thấy được đã giúp chúng tôi có cái nhìn sâu sắc hơn về việc sử dụng vỉa hè ở thành phố Hồ Chí Minh. Được xem là thành phố tương đối trẻ, HCM với 300 năm tuổi đã luôn luôn là một thành phố quốc tế của người di cư. Vỉa hè được xây dựng từ thời thực dân Pháp xâm chiếm vào những năm 1860 và đã tạo ra một Paris ở châu Á. Những lời kể của người dân, những quy định của chính phủ, và những bức ảnh cho thấy khả năng phục hồi đáng ngạc nhiên của các hoạt động trong cuộc sống trên vỉa hè thông qua các chế độ chính trị khác nhau. Một sự hấp dần nữa được tìm kiếm trong lịch sử của thành phố đó là làm thế nào mà hai thị trấn ban đầu sáp nhập vào thành phố Hồ Chí Minh ngày nay (là Chợ Lớn Trung Quốc và Sài Gòn thuộc địa) với hình thái học đô thị rất khác nhau, kiến trúc, và các nền kinh tế khác nhau mà vẫn có ảnh hưởng đến việc sử dụng vỉa hè ngày hôm nay.
Khảo sát Du lịch

Bức ảnh chụp này là đặc trưng trong khu vực sân bay quốc tế thành phố Hồ Chí Minh, giới thiệu về những người bán dạo vỉa hè và một trong những lý do cơ bản để dẹp bỏ những người bán dạo này được cho là để đáp ứng nhu cầu du lịch quốc tế. Nghiên cứu SLAB nhằm mục đích đóng góp cho xã hội về việc làm thế nào để có thể xem xét việc bán hàng tự động trên vỉa hè. Chúng tôi đã rất ngạc nhiên khi tìm thấy trong phân tích của chúng tôi là hơn 400 phiếu điều tra thu được từ khách du lịch quốc tế đều cho rằng có rất ít sự thay đổi trong những gì được xem là tích cực hay tiêu cực về chuyến thăm của họ vào thành phố, bất kể họ đến từ Bắc Mỹ, Châu Âu, hoặc Đông Bắc Á. Tham gia với các hoạt động ẩm thực và với con người của cuộc sống vỉa hè của thành phố là một trong những trải nghiệm thú vị nhất của họ.
Sự tham gia của cộng đồng

Bên cạnh việc nghiên cứu để xuất bản, công việc của chúng tôi cũng bao gồm việc tìm cách để giao tiếp, để có thể trực tiếp tham gia vào việc tái tạo tại việc xây dựng các hoạt động trên vỉa hè và hiểu được không gian vỉa hè. Mong muốn của chúng tôi là có thể hiểu được sự xung đột và nền văn hóa vỉa hè thông qua chiến dịch của SLAB. Chiến dich này bao gồm các cuộc triển lãm công cộng, các bài thuyết trình và các kiến nghị với cơ quan chính phủ của thành phố cũng như với những nhà nghiên cứu
[You must be registered and logged in to see this image.]
VẼ BẢN ĐỒ

Dự án nghiên cứu về việc sử dụng không gian vỉa hè tại thành phố HCM. Nhóm nghiên cứu đã dùng phương pháp Mapping để có thể hiển thị được toàn bộ số liệu và các dữ liệu phân tích được lên trên bản đồ. Đó sẽ là những hình ảnh đại diện mà chúng tôi đưa vào bản đồ. Những bản đồ thông thường không thể lột tả hết được những hoạt động và sự biến đổi chức năng một cách linh hoạt tại không gian vỉa hè. Và những bản đồ mà chúng tôi đưa ra là thực sự cần thiết vì nó có thể chuyển hóa được toàn bộ nội dung nghiên cứu lên bản đồ, ví dụ như là tính lưu động của không gian theo thời gian, sự chuyển đổi về mặt xã hội của các không gian hay chất lượng cảm quan của không gian. Các bản đồ trình bày dưới đây là những công trình nghiên cứu rất thú vị mà chúng tôi đang nghiên cứu.

Bản đồ không gian-thời gian

Chúng tôi đang bắt đầu phải vật lộn với việc làm thế nào để hiển thị được tính lưu động của cuộc sống vỉa hè tại thành phố Hồ Chí Minh. Mọi người thay phiên nhau sử dụng không gian đó cho các mục đích khác nhau vào những thời điểm khác nhau trong ngày hay các ngày trong tuần. Bản đồ này sẽ hiển thị mật độ các chức năng phi đi bộ (non-pedestrian uses) và sự chuyển giao không gian giữa những người sử dụng khác nhau.

Chúng tôi đang thử nghiệm ở các góc độ khác nhau, quy mô khác nhau, các mô hình khác nhau để liên hệ các hiện tượng ở quy mô rất nhỏ, gần gũi với quy mô khu vực dân cư.
[You must be registered and logged in to see this image.]
Bản đồ quyền sở hữu

Mục tiêu trọng tâm nhất của chúng tôi là phát triển các bản đồ để miêu tả được những thông tin về sự chuyển nhượng chức năng sử dụng tại các không gian vỉa hè. Những thông tin được đưa ra ở đây là một lớp dữ liệu khảo sát cơ bản GIS được đặt trên một bản đồ địa chính. Hiện nay, vỉa hè đang được sử dụng cho nhiều các hoạt động khác hơn là cho hoạt động đi bộ. Dữ liệu của chúng tôi bao gồm nhiều những biến số thuộc tính mà chúng tôi có thể phân tích bằng những cách khác nhau. Tuy nhiên, chắc chắn đây chỉ là khởi đầu của sự nỗ lực trong việc lập bản đồ của chúng tôi, cũng có nghĩa là chúng tôi đang phải đứng trước thách thức trong việc tìm cách giải quyết một số vấn đề nhận thức luận trong bản đồ này . Chúng tôi đang tìm hiểu làm thế nào để đưa được những dữ liệu từ hình học Euclide để có thể làm mờ đi các vấn đề quan trọng khác. Chúng tôi tiếp tục cố gắng kết nối giữa không gian vật lý và xã hội bằng cách phân tích những câu hỏi như là: những không gian nào không được sử dụng, không gian nào dưới sự quản lý của chính quyền, không gian lưu động so với không gian cố định và các nền kinh tế vỉa hè.
[You must be registered and logged in to see this image.]
Di cư

Sự di chuyển đến thành phố

Ít nhất bốn mươi phần trăm những người bán dạo trên đường phố mà chúng tôi phỏng vấn đã di cư từ các tỉnh khác trong phạm vi Việt Nam đến. Trong bản đồ chuyển động này, số lượng chuyến đi của họ dọc theo đường cao tốc cho thấy rằng thành phố Hồ Chí Minh đã thu hút được người dân từ khắp đất nước.

Đồ thị thể hiện sự di cư tăng trưởng mạnh trong vòng mười năm qua.
Bản đồ du lịch

SLAB đã phát triển 1 dạng bản đồ có tính chất gợi ý nhằm nghiên cứu những can thiệp vào hệ thống vỉa hè của thành phố Hồ Chí Minh. Sử dụng cách diễn đạt của bản đồ du lịch, chúng tôi hình dung ra một hệ thống có thể thay thế trong việc bán hàng tự động tại vỉa hè chứ không phải là xóa bỏ. Với những phát hiện trong nghiên cứu về du lịch của chúng tôi, một cách để có thể giúp khách du lịch di chuyển một cách tuyệt vời nhất tại Hồ Chí Minh, đó chính là những con đường đi bộ và cuộc sống vỉa hè. Hiện nay, hầu hết các khách du lịch đến Việt Nam không ở lâu trong thành phố mà chỉ đến một vài điểm được xác định trên bản đồ du lịch. Bản đồ của chúng tôi không chỉ kết nối các điểm du lịch thông thường, mà còn giúp khách du lịch xác định một cách đầy đủ hơn những khu vực dành cho người đi bộ và khu vực lân cận khác. Một số thách thức đặt ra là liệu những người bán dạo có thể phục vụ cho các tuyến du lịch đó hay không và tác động của các tuyến đường đến các khu vực lân cận như thế nào.
[You must be registered and logged in to see this image.]
Bản đồ không gian công cộng

Vỉa hè rất dễ dàng bị bỏ qua vì kích thước của nó quá nhỏ . Vì vậy, chúng tôi phát triển một bản đồ vỉa hè, thay vì các đối tượng trước đây là các tòa nhà hay đường giao thông. Nó giúp chúng ta đánh giá được tính bao quát của hệ thống, có thể đạt đến khắp thành phố, đặc biệt là nếu ta xem xét trong trường hợp của thành phố Hồ Chí Minh, hầu hết tất cả các vỉa hè đều được sử dụng với những chức năng rất phức tạp. Có được bản đồ này là sự làm việc rất tập trung của rất nhiều người, tuy nhiên bây giờ chúng tôi muốn vận động nhiều hơn nữa trong việc tìm hiểu chất lượng và tiềm năng của hệ thống này như là một không gian công cộng quan trọng.
Collage maps – Bản đồ cắt dán

Một trong những khía cạnh quan trọng mà SLAB tập trung nghiên cứu là phát triển hệ thống biểu trưng liên hệ các trải nghiệm của con người với không gian VỈA HÈ.

Dù những phối cảnh tuyệt đẹp từ lâu đã bị phê phán là không phản ảnh được trung thực bức tranh cuộc sống mà chỉ để xây dựng quyền lực chính trị, chúng tôi cũng nhận thấy rằng các mặt cắt, phối cảnh, phối cảnh trục đo cũng chưa đủ. Hơn nữa, với công nghệ số đã cho chúng ta những cách diễn hoạ mới giúp chúng ta có thể ‘dát mỏng’ những hiện tượng xã hội có tính đại diện trên VỈA HÈ.

Môtj chiến lược của chúng tôi là đặt các lớp thông tin lên trên ảnh và các nét bản đồ số với hy vọng tìm được cách khám phá những tương tác rất con người, những trải nghiệm thật và cảm xúc trên không gian vỉa hè như nơi diễn ra tương tác của KHÔNG GIAN và XÃ HỘI.
Những bản đồ kể chuyện

Trong khi tất cả các bản đồ đều kể một câu chuyện, một số trong đó nói được rõ ràng hơn những tấm khác, một tuyến khảo cứu khác của SLAB là phát triển những bản đồ kể chuyện. Chúng tôi thử nghiệm việc kết hợp tiếng nói của người kể chuyện với bản đồ, sử dụng cả ngôn ngữ nói và viết, và cả những câu chuyện tuyến tính và phi-tuyến tính. Làm thế nào để ngôn từ có thể tương tác với những hình ảnh tĩnh tại, thay đổi, và di chuyển khác nhau mở ra những chiều khác nhau cho việc bản đồ không gian.[You must be registered and logged in to see this image.]
ihonga
ihonga

Tổng số bài gửi : 5
Join date : 29/03/2012

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết