https://www.facebook.com/doitnow.vn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Top posting users this month
No user

Latest topics
» Thư Viện 3D Max:
by huongmai 11/6/2014, 10:39 pm

» tiêu chuẩn xây dựng resort
by Ben Trần 12/11/2013, 2:05 pm

» Evermotion Archmodels
by nghiepbalie 7/10/2013, 10:07 pm

» bố cục không gian 1
by dangquang 20/9/2013, 1:17 pm

» Bài giảng Quy hoạch giao thông
by dangquang 15/5/2013, 12:56 pm

» GS. Kts. Hoàng Đạo Kính
by dangquang 23/3/2013, 8:12 pm

» Kts. Nguyễn Thanh Hà
by dangquang 23/3/2013, 8:09 pm

» !!!!!!!!!!!!!!!!!!
by dangquang 23/3/2013, 8:08 pm

» Ebook cho mọi người
by dangquang 18/3/2013, 6:30 pm

» Đồ án tốt nghiệp KTS Đoàn Ngọc Hiệp 93-98 xuất sắc
by chiaki 15/3/2013, 10:25 pm

» Kịch bản biến đổi khí hậu
by dangquang 15/3/2013, 8:16 am

» Nói chuyện đô thị với KTS. Hoàng Hữu Phê
by dangquang 15/3/2013, 8:13 am

» Các bài về khu nghỉ dưỡng đây
by dangquang 14/3/2013, 11:07 pm

» Quản lý đô thị: 10 chuẩn mực vàng
by chiaki 20/2/2013, 10:00 pm

» Trung tâm Triển lãm Quy hoạch Thành phố (TPHCM)
by dangquang 8/2/2013, 10:50 pm

» Sẽ có thêm 100 cao ốc tại trung tâm TP HCM
by dangquang 8/2/2013, 10:42 pm

» Architect of the Year 2012 / Kiến trúc sư của năm 2012
by dangquang 8/2/2013, 10:20 pm

» Đồ án tốt nghiệp QHDT
by Admin 5/1/2013, 12:03 pm

» Bài giảng Kinh tế ĐT của thầy Bạch Anh Tuấn
by Admin 5/1/2013, 9:36 am

» Bài đọc tham khảo Kinh tế ĐT của cô Lan
by Admin 5/1/2013, 9:28 am

» Nhiều ý tưởng mới về kiến trúc đô thị Huế
by dangquang 4/1/2013, 4:34 pm

» Tản mạn danh ngôn kts
by dangquang 13/12/2012, 11:42 pm

» Đồ án thư viện 1- Hồng
by coc 24/11/2012, 11:32 pm

» Giải thưởng Ý tưởng Thiết kế “Nếu” 2012
by dangquang 14/11/2012, 10:02 pm

» Cuộc thi thiết kế Logo đảo Phú Quốc
by dangquang 14/11/2012, 9:44 pm

Đăng Nhập

Quên mật khẩu


Tham khảo lợi thế khí hậu :Lâm Đồng--> hữu ích cho bài mình lắm^^

2 posters

Go down

Tham khảo lợi thế khí hậu :Lâm Đồng--> hữu ích cho bài mình lắm^^ Empty Tham khảo lợi thế khí hậu :Lâm Đồng--> hữu ích cho bài mình lắm^^

Bài gửi  dangquang 14/4/2012, 10:28 pm

Khí hậu: lợi thế của Lâm Đồng
Tác giả: SONG KIM

Khí hậu là môi trường của nhiều hoạt động của con người. Ở nơi có điều kiện khí hậu thuận lợi thì khí hậu có vai trò của nhân tố tăng trưởng kinh tế. Khí hậu cao nguyên Lâm Đồng có nhiều mặt khác hẳn khí hậu các địa phương phía Bắc. Điều đó đã rõ ràng, và có nhiều tài liệu phân tích khoa học cặn kẽ. Ở đây chỉ giới hạn trong việc phân tích những khác biệt có lợi của khí hậu Lâm Đồng so với các địa phương phía Nam.
1- NHỮNG KHÁC BIỆT LỚN CÓ LỢI
Lâm Đồng và các địa phương phía Nam nằm trong khu vực vĩ độ thấp của vùng nội chí tuyến Bắc (phạm vi mặt địa cầu nằm giữa vĩ tuyến 23o27' Bắc và xích đạo). Ở đây nhân tố hàng đầu chi phối sự hình thành khí hậu là bức xạ mặt trời. Mặt khác, các địa phương nói trên lại nằm vào khu vực giao nhau giữa Đông và Nam Á, nên sự hình thành khí hậu chịu thêm sự chi phối mạnh mẽ của hoàn lưu khí quyển Đông - Nam Á.
Cùng chịu sự tác động của điều kiện bức xạ mặt trời và hoàn lưu khí quyền tương tự nhau, nhưng khí hậu cao nguyên Lâm Đồng có những khác biệt đáng kể.
1.1- Bức xạ mặt trời
Số liệu quan trắc nhiều năm cho thấy, các tỉnh phía Nam gồm cả Lâm Đồng, có lượng bức xạ tổng cộng vào loại lớn nhất Việt Nam. Nó gồm bức xạ trực tiếp của tia mặt trời chiếu xuống và bức xạ khuếch tán từ bầu trời và mây (được đo bằng số nhiệt lượng do mặt trời đem lại trên một diện tích nằm ngang). Trong điều kiện lý tưởng không mây, lượng bức xạ tổng cộng cả năm Đà Lạt là 238,69 KCal/cm2, ở Liên Khương là 238,7 KCal/cm2 và Bảo Lộc 239,2 KCal/cm2, cao nhất Tây Nguyên (Plâycu: 237 KCal/cm2, Buôn Ma Thuột 238,1 KCal/cm2). Trong điều kiện thực tế, lượng bức xạ tổng cộng ở Liên Khương là 139,6 KCal/cm2, và Bảo Lộc 128 KCal/cm2 và Trung Trung Bộ (120-130 KCal/cm2), xấp xỉ bằng các tỉnh Nam Bộ (130-140 KCal/cm2). Lượng bức xạ tổng cộng lớn là nguồn năng lượng dồi dào cung cấp cho mọi quá trình thời tiết, đặc biệt là chế độ nhiệt. Nó đã đem lại cho các tỉnh phía Nam một nền nhiệt độ cao, trung bình năm là 26-27oC. Trái lại cùng nhận lượng bức xạ tương đương, nhưng trên cao nguyên Lâm Đồng, lại có một nền nhiệt độ hạ thấp đáng kể, chỉ ở mức 2/3 của phía Nam. Điều đó không phải do yếu tố vĩ độ. Bởi vì bảng 1 cho thấy, các địa phương có vĩ độ khác nhau, nhưng độ cao địa hình chênh lệch nhỏ, thì nhiệt độ trung bình năm xấp xỉ nhau.
Trạm quan trắc
Vĩ độ
Độ cao (m)
Nhiệt độ trung bình năm (oC)
Quy Nhơn
13o 46'
5
26,8
Nha Trang
12o 15'
6
26,3
Kon Tum
14o 20'
536
23,7
Plâyku
13o 59'
781
21,6
Đà Lạt
11o 57'
1.500
17,9
Bảo Lộc
11o 33'
800
21,8
Buôn Mê Thuột
12o 41'
536
23.,2
Phước Long
11o 49'
245
26,6
TP. Hồ Chí Minh
10o 47'
11
27
Cần Thơ
10o 02'
3
27

Trái lại, ở các nơi có vĩ độ xấp xỉ, nhưng độ cao địa hình chênh lệch lớn, sẽ dẫn đến nhiệt độ trung bình năm cũng chênh nhau nhiều (trường hợp Đà Lạt - Phước Long và Buôn Mê Thuột - Nha Trang). Chính ở cao nguyên Lâm Đồng, quy luật nhiệt độ giảm theo độ cao địa hình đã làm hạ thấp nhiệt độ do bức xạ tạo ra. Các cao nguyên Lâm Đồng có độ cao địa hình cao nhất phía Nam (800-1.500m) nên nền nhiệt độ cũng hạ xuống thấp nhất phía Nam. Nhiệt độ trung bình tháng và năm, ở Đà Lạt thấp hơn 8-9oC và Bảo Lộc thấp 4-5oC so các tỉnh khác. Giữa các tháng, mức hạ thấp nhiệt độ chênh nhau rất ít, dưới 1oc, nghĩa là mức hạ thấp đó gần đồng đều theo thời gian. Vì vậy sự hạ thấp nhiệt độ do độ cao không làm biến đổi dạng đường biến thiên nhiệt độ trung bình tháng, mà vẫn giữ dạng chung của khí hậu phía Nam, là có một cực đại vào mùa hè (tháng 5) và một cực tiểu vào mùa đông (tháng 1). Song ở Lâm Đồng, chênh lệch giữa 2 trị số cực đại và cực tiểu đó (tức biên độ năm) lại là thấp nhất, (biên độ năm của Đà Lạt là 3,5oC, Bảo Lộc: 3,2oC, Nha Trang: 4,4oC, Quy Nhơn: 6,9oC, Buôn Mê Thuột: 4,3oC ). Điều đó chứng tỏ chế độ nhiệt của Lâm Đồng cũng điều hòa hơn. Sự hạ thấp nhiệt độ do độ cao cao nguyên Lâm Đồng còn làm xuất hiện trong năm một thời kỳ dài nhiệt độ trung bình ổn định dưới 20oC ở Đà Lạt và dưới 25oC ở vùng cao nguyên còn lại mà các tỉnh xung quanh không có. Ngay cả Buôn Mê Thuột cũng không có thời kỳ nhiệt độ trung bình dưới 20oC, và thời kỳ nhiệt độ trung bình cao hơn 25oC cũng kéo dài gần 2 tháng.
Như vậy cùng chịu tác động bức xạ mặt trời ở vùng vĩ độ thấp như các tỉnh phía Nam, cao nguyên Lâm Đồng lại có một nền nhiệt độ thấp đáng kể, với một chế độ nhiệt điều hòa ổn định kéo dài suốt năm.
Tuy nhiên sự hạ thấp nhiệt độ đó không dẫn đến sự phân hóa mùa như ở phía Bắc. Sự phân hóa mùa ở Lâm Đồng là do tác động của hoàn lưu khí quyển.
1.2- Hoàn lưu khí quyển
Do sự vận động biểu kiến của mặt trời, mà luôn luôn tồn tại đồng thời trên mặt địa cầu một bán cầu ở vào mùa hạ (nhiệt độ cao) và một bán cầu ở vào mùa đông (nhiệt độ thấp). Điều đó luôn luôn kéo theo trong khí quyển trái đất có các vùng khí áp thấp (do nhiệt độ không khí cao) và các vùng khí áp cao (do nhiệt độ không khí thấp). Hoàn lưu khí quyển là luồng không khí di chuyển ở tầng thấp của tầng đối lưu, từ vùng áp cao đến vùng áp thấp, còn ở tầng cao đối lưu, thì di chuyển theo chiều ngược lại. Nước ta chịu tác động của hai hệ thống hoàn lưu khí quyển: hệ tác động suốt năm và hệ tác động theo mùa.
Hệ hoàn lưu tác động suốt năm, hay hoàn lưu tín phong, là luồng không khí chi phối bởi áp cao cận chí tuyến có tâm nằm trong vùng Đông Bắc Thái Bình Dương, và áp thấp trong vùng xích đạo. Đây là luồng không khí biển nhiệt đới, nóng ẩm, đến nước ta trong mùa đông (tháng 11 đến tháng 4) theo hướng từ Bắc đến Đông; còn trong mùa hạ (tháng 5 đến tháng 10) theo hướng Đông - Đông Nam.
Hệ hoàn lưu tác động trong mùa đông chịu sự chi phối của vùng áp cao lục địa châu Á (tâm áp cao ở vùng hồ Bai Can của Nga) và vùng áp thấp thuộc lục địa châu Úc. Nó là luồng không khí khô, rất lạnh, trên đường qua biển bị biến tính, bớt lạnh và ẩm tăng lên, đến nước ta theo hướng Đông Bắc (tức gió mùa Đông Bắc).
Hệ hoàn lưu tác động trong mùa hạ chịu sự chi phối của vùng áp cao Bắc Ấn Độ Dương, áp cao châu Úc và vùng áp thấp trên lục địa Tây Nam Á (tâm áp thấp ở I-ran). Luồng này là không khí biến xích đạo, nóng và rất ẩm, thường đến nước ta từ Tây đến Tây Nam (lúc gió mùa Tây Nam).
Các luồng hoàn lưu khi xâm nhập vào địa phận Lâm Đồng, liền chịu tác động của điều kiện cao nguyên, làm biến đổi các yếu tố nhiệt, ẩm v.v... có khi rất đáng kể.
Trong mùa đông, Lâm Đồng và các tỉnh phía Nam chịu sự tác động của hoàn lưu tín phong là chủ yếu, còn ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc rất ít so với miền Bắc. Tín phong, hoặc xuất phát từ Thái Bình Dương hoặc từ biển Đông Trung Hoa, bản chất là không khí biển nhiệt đới, có nhiệt độ từ trung bình (20-22oC) đến cao (27-29oC), và hàm lượng ẩm là cao nhất. Nó vốn đã ổn định, khi tiếp xúc với mặt lạnh hơn của cao nguyên Lâm Đồng, tính ổn định càng tăng. Nên tín phong quy định một thời tiết tốt; trời trong xanh, hầu như không mưa, gió nhẹ, nắng ấm, mà khách du lịch rất ưa thích. Không khí tín phong tuy có hàm lượng ẩm rất cao, nhưng đến vào mùa đông, lại rất ít gây mưa. Đó là vì chỉ riêng hàm lượng ẩm cao không đủ gây mưa. Phải có các điều kiện khác, mà thường là các nhiễu động thời tiết (xoáy, hội tụ các luồng không khí đối nghịch hướng, áp thấp hoặc bão) đẩy khối không khí ẩm bốc lên cao thì mới sinh ra mưa.
Mùa Đông, các nhiễu động này có tần suất thấp, nên mùa ín phong đồng thời là mùa ít mưa. Trái lại, mưa thường xảy ra khi có gió mùa Đông Bắc xâm nhập. Không khí Đông Bắc tuy có hàm lượng ẩm nhỏ hơn tín phong, nhưng khi xâm nhập vào vùng không khí nhiệt đới, thì xảy ra kiểu nhiễu động riêng gọi là frôn cực. Đó là hiện tượng luồng không khí cực đới biến tính ẩm lạnh, như cái nêm vừa tiến vừa dẩy, không khí nhanh chóng đạt độ bão hòa, tạo thành mưa. Mỗi đợt gió mùa Đông Bắc có thể gây mưa chừng 5 mm, khi có thêm các nhiễu động khác có thể mưa đến 10-30 mm. Vì Lâm Đồng ở xa về phía Nam, nên số frôn cực tới được chỉ chừng 30-40% số đã đi qua Hà Nội.
Tuy vậy, cộng chung tác động của tín phong và gió mùa Đông Bắc vẫn cho Lâm Đồng một lượng mưa mùa khô lớn nhất Tây Nguyên (lượng mưa từ tháng 11 đến tháng 4 ở Đà Lạt: 351,8 mm; Liên Khương 306 mm; Di Linh 343 mm; Bảo Lộc 606 mm; Kon Tum 214,9 mm; Plâycu 184,9 mm; Buôn Ma Thuột 216,2 mm). Điều đó, chủ yếu do ảnh hưởng chắn gió và hiệu ứng phơn ở Lâm Đồng ít hơn các tỉnh khác. Từ Kon Tum đến Buôn Mê Thuột, dãy Trường Sơn và cao nguyên đều có hướng Tây Bắc - Đông Nam, tức vuông góc với hướng tín phong và gió mùa Đông Bắc. Nên các vùng không khí đến đều bị núi chắn lại, bốc lên cao, để lại một lượng ẩm lớn (dưới dạng mưa) ở sườn phía Đông, làm tăng lượng mưa mùa đông ở các tỉnh ven biển (Quảng Ngãi, Bình Định...). Khi vượt đỉnh núi, sang sườn Tây, luồng không khí lại chịu thêm hiệu ứng phơn (là hiện tượng bị mất ẩm do quá trình theo sườn núi đi xuống thấp) càng trở nên khô hơn, kéo theo mưa ít. Trái lại, dãy Trường Sơn từ khối Vọng Phu (Đèo Cả) đến dãy núi phía Đông các cao nguyên Lâm Đồng thường có hướng chung là Đông Bắc - Tây Nam, song song với hướng chắn gió và gió mùa Đông Bắc, nên ảnh hưởng chắn gió và hiệu ứng phơn giảm nhiều. Hơn nữa, các luồng không khí mùa đông còn ven theo khe hở của Trường Sơn là dải đất thấp dưới 500m, từ sườn Bắc dãy Vọng Phu chạy dài theo hướng Tây Nam qua ngả Đức Xuyên, Gia Nghĩa, đưa không khí ẩm đến cao nguyên Đắc Nông và cao nguyên Di Linh. Các nguyên nhân ấy làm cho lượng mưa mùa khô ở cao nguyên Lâm Đồng vượt trội lên, tức mức khô hạn giảm đi đáng kể so chung Tây Nguyên.
Về mặt nhiệt độ, tín phong bản chất là không khí nóng ẩm, nên hầu như không gây đảo lộn chế độ nhiệt của lãnh thổ. Trái lại, khi có gió mùa Đông Bắc xâm nhập thì nhiệt độ do frôn cực gây ra ở Lâm Đồng, cũng ít nhất. (Mức này ở miền Bắc là 10-15oC; ở Đà Lạt trung bình là 2,9oC; Liên Khương 2,7oC; Bảo Lộc 2,6oC; Plâycu 4,6oC; Buôn Mê Thuột 5,2oC).
Tóm lại, về mùa đông, cùng chịu tác động hoàn lưu khí quyển như nhau nhưng cao nguyên Lâm Đồng lại có một mùa khô ẩm hơn và nhiệt độ điều hòa hơn các tỉnh Tây Nguyên khác.
Trong mùa hạ, Lâm Đồng và các tỉnh phía Nam chịu tác động của hai luồng không khí đối nghịch hướng là hoàn lưu tín phong và gió mùa Tây Nam. Hai luồng này đều là không khí biển nóng ẩm, xấp xỉ nhau (nhiệt độ cao từ 27-29oC và độ ẩm tương đối rất lớn 85-90%). Đây là điều kiện cần để có mưa lớn. Hai luồng này luôn cạnh nhau. Ở vùng tiếp giáp giữa chúng hình thành một dải hội tụ đường dòng. Trên dải này, có nơi có lúc sinh thêm các xoáy, là vùng áp thấp, hút không khí các vùng xung quanh vào tạo thành một luồng không khí vừa đi lên vừa xoáy ngược chiều kim đồng hồ. Áp thấp và xoáy có đủ điều kiện thì phát triển thành bão. Như vậy, mùa hạ luôn có các nhiễu động thời tiết, tức có thêm các điều kiện đủ, để gây mưa lớn. Cơ chế đó tạo cho mùa hạ cũng là mùa mưa tập trung ở Lâm Đồng và các tỉnh phía Nam.
Tuy nhiên, chế độ mưa mùa hạ ở Lâm Đồng cũng có 4 điểm lớn đáng chú ý:
1- Lượng mưa mùa hạ ở cao nguyên Lâm Đồng lớn hơn rất nhiều so với các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ (lượng mưa từ tháng 5 đến tháng 10 ở Đà Lạt: 1.423 mm; Liên Khương 1.304 mm; Di Linh 1.365 mm; Bảo Lộc 2.064 mm; Phan Thiết 1.101mm; Nha Trang 715 mm). Đó là do tác dụng chắn gió và hiệu ứng phơn của cao nguyên Lâm Đồng và các dãy núi ở ranh giới Lâm Đồng và các tỉnh ven biến đổi với gió mùa Tây Nam. Đó là luồng chủ yếu của mùa hạ. Tần suất gió Tây ở Bảo Lộc là 60-70%. Liên Khương 40-50%, Đà Lạt 60-69% và gió Tây Nam có tần suất 20-25%. Mặc dù luồng này có độ ẩm lớn nhất, nhưng trên đường đi đã để lại phần lớn lượng ẩm trên đất Lâm Đồng, cộng với hiệu ứng phơn khi vượt núi đi xuống thấp, nên đến Ninh Thuận, Bình Thuận không khí đã mất ẩm rất nhiều và lượng mưa ít.
2- Lượng mưa trung bình mùa hạ ở cao nguyên Lâm Đồng vẫn lớn hơn các tỉnh Tây Nguyên khác. Điều này thấy rất rõ trên bản đồ đường đắng vũ (có cùng lượng mưa trung bình mùa hạ). Trên bản đồ này, Lâm Đồng nằm trong phạm vi đường mưa 3.000-1.400 mm, đại bộ phận là 2.200 m; Daklak và Gia Lai nằm trong vùng đường 2.200-1.000 mm, đại bộ phận là 1.800 mm. Điều này một phần do các cao nguyên Lâm Đồng có độ cao địa hình lớn hơn nên mưa lớn hơn. Mặt khác, còn do đường đi của luồng không khí Tây Nam, kể từ vịnh Thái Lan đến ranh giới Lâm Đồng chỉ khoảng dưới 400 km và qua vùng đồng bằng thấp, còn đường ranh giới đi đến các tỉnh khác dài gần 650 km và phải qua vùng rừng núi Đông Bắc Cam-pu-chia. Riêng Daklak còn bị án ngữ bởi cao nguyên từ Phước Long kéo dài qua đất Cam-pu-chia. Do vậy hàm lượng ẩn của không khí Tây Nam đến Lâm Đồng lớn hơn, nên cho mưa nhiều hơn.
3- Lượng mưa trung bình mùa hạ ở cao nguyên Lâm Đồng phân bổ giảm dần từ Tây Nam đến Đông Bắc. Vùng mưa lớn nhất là Tây Nam Bảo Lộc (3.200-3.500 mm), một trong các trung tâm mưa lớn nhất của Việt Nam. Từ đó giảm nhanh về hướng Đông Bắc: Bảo Lộc 2.064 mm, Di Linh 1.364 mm, Liên Khương 1.304 mm. Nguyên nhân cũng vẫn do tác dụng chắn gió và hiệu ứng phơn đối với trường không khí Tây Nam.
4- Vào cuối mùa hạ, các nhiễu động thời tiết phát triển mạnh, nhưng đối với Lâm Đồng thường xảy ra ít hơn và ảnh hưởng cũng nhẹ hơn so với các tỉnh ven biển và Tây Nguyên.
Thông thường, mỗi khi xuất hiện áp thấp ở Biển Đông trong khoảng vĩ độ 16-18oB trở vào đều làm thời tiết Lâm Đồng xấu đi với mức độ khác nhau, nhưng thường không gây thiệt hại đáng kể bão chỉ gây mưa to gió lớn ở Lâm Đồng khi vào và đi qua các tỉnh từ Khánh Hòa đến Bình Thuận. Theo số liệu thống kê, trung bình cứ 3 năm mới có 1 cơn bão đổ bộ vào vùng này (vào tháng 10 và 11), số cơn bão đi qua đất Lâm Đồng còn ít hơn. Bão thường có gió mạnh, tốc độ gió bão lớn nhất đã xảy là 21-23m/s tức 76-83 km/h (cấp 9).
Điều cần chú ý là mưa bão ở Đà Lạt và Bảo Lộc có cường độ lớn nhất Tây Nguyên. (Lượng mưa lớn nhất tuyệt đối trong 24 giờ ở Đà lạt là 270 mm xảy ra vào năm 1932; ở Bảo Lộc 179 mm; Di Linh 93 mm; Liên Khương 121 mm; Buôn Mê Thuột 201 mm; Plâycu 170 mm). Song điều đó đã không dẫn đến lưu lượng lũ lớn nhất. Nguyên nhân là hệ số triết giảm mưa (lượng mưa trung bình trên diện tích so với lượng mưa ở trung tâm mưa) nhỏ đi rất nhanh theo diện tích. Với lưu vực 100 km2, lượng mưa trung bình chỉ bằng 78% lượng mưa ở tâm, với lưu vực 2.000 km2 thì con số đó là 50%. Vì vậy, càng xa tâm mưa, suất lưu lượng (lưu lượng nước lũ tính bình quân trên một diện tích lưu vực) càng nhỏ. Đó là nguyên nhân làm cho lưu lượng lũ do bão gây ra ở Lâm Đồng nhỏ đi một cách đáng kể so với nhiều nơi khác.
Tóm lại, cùng chịu tác động của hoàn lưu khí quyển như nhau, trên cao nguyên Lâm Đồng lại có một mùa đông ít khô hạn hơn và một mùa hạ tuy mưa nhiều nhưng mức thiên tai ít hơn các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.
2- KHAI THÁC LỢI THẾ KHÍ HẬU CAO NGUYÊN CỦA LÂM ĐỒNG
Các phân tích trên đây cho thấy, khí hậu của cao nguyên Di Linh và bình sơn Đà Lạt thực sự có những khác biệt đáng kể và có lợi so với nhiều địa phương khác. Nếu biết khai thác tích cực và khôn khéo các khác biệt đó, có thể mở ra nhiều loại kinh doanh, sản xuất với hiệu quả cao, mà nhiều nơi không thể bằng hoặc không thể có. Việc khai thác này có mặt đã làm, có mặt đã thấy, có mặt chưa biết làm thế nào. Nhưng muốn khai thác hết hiệu quả do lợi thế khí hậu mang lại, cần có đầu tư nghiên cứu to lớn, công phu. Dưới đây, điểm những nét phác thảo, để cùng xem xét:
2.1- Khai thác một khí hậu mát và ổn định
Có những hướng sau đây:
- Du lịch: Đã làm có hiệu quả. Cần nghiên cứu tăng số ngày có khách đến, ví dụ dự báo đúng ngày thời tiết tốt để thu hút khách. Tìm cách khai thác số ngày thời tiết kém hơn.
- Nghỉ dưỡng: khá năng to lớn nhưng chưa khai thác bao nhiêu.
- Các hoạt động văn hóa, thể thao, đào tạo, khoa học đông người kéo dài ngày.
- Các loại sản xuất mà công nghệ đòi hỏi nhiệt độ trung bình, ổn định, không khí ít bụi. Đã khai thác khía cạnh cây đặc sản (rau, hoa, actisô, canh-ki-na, hồng, dâu tằm...). Khía cạnh này rất lớn, tìm kiếm kỹ có thể có những loại cây mới cho hiệu quả lớn bất ngờ. Trong hướng này, một thời đưa rất cao vai trò bò sữa, cần đánh giá lại và định hướng mới.
2.2- Khai thác một khí hậu có mùa đông tương đối ẩm và một mùa hạ nhiều mưa, ít thiên tai
- Trồng những loại cây mà chi phí tưới nước mùa đông (khô hạn) ở các nơi khác lớn hơn ở ta rất nhiều. Những năm 80, vì chưa thấy lợi thế của một mùa đông tương đối ẩm, đã tập trung phát triển cà phê ở Daklak. Sau đó, đã chuyển hướng qua Lâm Đồng.
- Chứa nước mùa mưa ở Lâm Đồng để kinh doanh việc cung cấp nước tưới cho Bình Thuận, Ninh Thuận.
- Khai thác những công trình thủy điện sử dụng lượng nước đến rất lớn (do mưa mùa hạ lớn) và có suất đầu tư trên 1m3 nước đến nhỏ nhất. Có lẽ về mặt này, công trình thủy điện Hàm Thuận là một ví dụ. Các công trình khác có thể là thủy điện Đạm Bri (15.000kw), thủy điện Asiat (7.000 kw), các bậc thang thủy điện trên sông Đa Dung trong đoạn Bảo Lộc.
- Kinh doanh những công việc mà lợi ích là lớn nhất do chi phí chống thiên tai nhỏ nhất.
2.3- Khai thác lợi thế của khí hậu cao nguyên Lâm Đồng so với các tỉnh phía Bắc
Ví dụ cung cấp rau hoa. Trước giải phóng, rau Đà Lạt bán ra tận Huế, Quảng Trị. Mùa gió Tây (hay gió Lào), rau hoa Đà Lạt có thể đắt khách ở thị trường từ Quảng Bình đến Nghệ An.
Tóm lại, khí hậu cao nguyên Lâm Đồng là một lợi thế thực sự. Mong rằng, lợi thế này sẽ được nghiên cứu khai thác ngày càng có hiệu quả, góp phần thúc đẩy nhanh sự nghiệp dân giàu, tỉnh mạnh.
SONG KIM
dangquang
dangquang
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 581
Join date : 16/01/2011
Age : 33
Đến từ : Hue citadel

Về Đầu Trang Go down

Tham khảo lợi thế khí hậu :Lâm Đồng--> hữu ích cho bài mình lắm^^ Empty Re: Tham khảo lợi thế khí hậu :Lâm Đồng--> hữu ích cho bài mình lắm^^

Bài gửi  Ba Thanh 15/4/2012, 12:40 am

giới thiệu về huyện Đạ Huoai gì gì, phần khí hậu & phần thủy văn nè mí bạn, mìn nghĩ có ích

Khí hậu:
Đạ Huoai nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhưng khí hậu cao thấp có nét đặc trưng riêng của một trong ba huyện phía nam tỉnh Lâm Đồng , nhiệt độ trung bình cao, biên độ giao động ngày và đêm không lớn đặc biệt thời hạn nắng nhiều với 7,5 giờ / ngày ẳm độ không thích hợp với các tập đoàn cây trồng vùng ôn đới nhưng rất thích hợp với những cây trồng vùng nhiệt đới., mưa khá điều hòa.
+ Mùa khô từ tháng 11 đến hết tháng 4 năm sau.
+ Mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 10.

Thủy văn:
Trên địa bàn huyện có hai sông lớn chảy qua là Sông Đạ Huoai và Sông Đạ Mri vào mùa khô có thể thuận tiện cho việc giao thông qua lại nhưng vào mùa mưa do lưu lượng nước chảy qua nhiều nên giao thông qua lại gặp nhiều khó khăn.
Địa hình: Bị chia cắt bởi nhiều khe, sông suối rất phức tạp. Độ cao tuyệt đối 180 – 800 m so với mực nước biển , độ dốc bình quân 15o
Đất đai: phần nhiều là đất feralít vàng đến vàng nhạt phát triển trên đá mẹ Granít, ít đất bồi tụ ven sông suối, độ phì của đất thuộc dạng khá nên thích hợp cho việc trồng rừng.

Ba Thanh

Tổng số bài gửi : 1
Join date : 15/04/2012

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết