https://www.facebook.com/doitnow.vn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Top posting users this month
No user

Latest topics
» Thư Viện 3D Max:
by huongmai 11/6/2014, 10:39 pm

» tiêu chuẩn xây dựng resort
by Ben Trần 12/11/2013, 2:05 pm

» Evermotion Archmodels
by nghiepbalie 7/10/2013, 10:07 pm

» bố cục không gian 1
by dangquang 20/9/2013, 1:17 pm

» Bài giảng Quy hoạch giao thông
by dangquang 15/5/2013, 12:56 pm

» GS. Kts. Hoàng Đạo Kính
by dangquang 23/3/2013, 8:12 pm

» Kts. Nguyễn Thanh Hà
by dangquang 23/3/2013, 8:09 pm

» !!!!!!!!!!!!!!!!!!
by dangquang 23/3/2013, 8:08 pm

» Ebook cho mọi người
by dangquang 18/3/2013, 6:30 pm

» Đồ án tốt nghiệp KTS Đoàn Ngọc Hiệp 93-98 xuất sắc
by chiaki 15/3/2013, 10:25 pm

» Kịch bản biến đổi khí hậu
by dangquang 15/3/2013, 8:16 am

» Nói chuyện đô thị với KTS. Hoàng Hữu Phê
by dangquang 15/3/2013, 8:13 am

» Các bài về khu nghỉ dưỡng đây
by dangquang 14/3/2013, 11:07 pm

» Quản lý đô thị: 10 chuẩn mực vàng
by chiaki 20/2/2013, 10:00 pm

» Trung tâm Triển lãm Quy hoạch Thành phố (TPHCM)
by dangquang 8/2/2013, 10:50 pm

» Sẽ có thêm 100 cao ốc tại trung tâm TP HCM
by dangquang 8/2/2013, 10:42 pm

» Architect of the Year 2012 / Kiến trúc sư của năm 2012
by dangquang 8/2/2013, 10:20 pm

» Đồ án tốt nghiệp QHDT
by Admin 5/1/2013, 12:03 pm

» Bài giảng Kinh tế ĐT của thầy Bạch Anh Tuấn
by Admin 5/1/2013, 9:36 am

» Bài đọc tham khảo Kinh tế ĐT của cô Lan
by Admin 5/1/2013, 9:28 am

» Nhiều ý tưởng mới về kiến trúc đô thị Huế
by dangquang 4/1/2013, 4:34 pm

» Tản mạn danh ngôn kts
by dangquang 13/12/2012, 11:42 pm

» Đồ án thư viện 1- Hồng
by coc 24/11/2012, 11:32 pm

» Giải thưởng Ý tưởng Thiết kế “Nếu” 2012
by dangquang 14/11/2012, 10:02 pm

» Cuộc thi thiết kế Logo đảo Phú Quốc
by dangquang 14/11/2012, 9:44 pm

Đăng Nhập

Quên mật khẩu


tài liệu

Go down

tài liệu Empty tài liệu

Bài gửi  dangquang 9/6/2012, 12:08 pm

[You must be registered and logged in to see this image.]
[You must be registered and logged in to see this link.]


Được sửa bởi dangquang ngày 9/6/2012, 2:12 pm; sửa lần 1.
dangquang
dangquang
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 581
Join date : 16/01/2011
Age : 33
Đến từ : Hue citadel

Về Đầu Trang Go down

tài liệu Empty Re: tài liệu

Bài gửi  dangquang 9/6/2012, 12:24 pm

Đền tưởng niệm Bến Dược - Củ Chi là khu vực tưởng niệm những anh hùng của Việt Minh và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trong Chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam.
Đền chính
Kiến trúc mang dáng dấp đền đài cổ của Việt Nam. Điện thờ bố trí theo hình chữ U: trung tâm là bàn thờ tổ quốc trang nghiêm được bố trí theo kiểu đình Việt Nam. Chính giữa có tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh, phía trên ghi: Vì nước quên mình.
Tổ quốc ghi công
Đời đời ghi nhớ.
Tả, hữu là hai hương án thờ các bậc tiền hiền tiên liệt và đồng bào, chiến sĩ đã hy sinh, chưa tìm được tên. Hai bên là 2 bức tượng rùa đội hạc oai nghiêm và linh thiêng.
Dọc theo các bậc tường bên trái là tên liệt sĩ khối dân chính Đảng, các bậc tường bên phải là tên liệt sĩ lực lượng võ trang. Đây được xem là nơi ghi danh sách các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống, hy sinh vì đất nước cùng tụ hội về đây. Có tất cả 44.752 tên anh hùng liệt sĩ được tạc tại gian chính điện cùng phối thờ (Trong đó có: 43.725 liệt sĩ, 11 vị lãnh đạo Đảng CSVN, 41 vị Anh Hùng LLVT, 975 Bà mẹ VN Anh Hùng)."Số Liệu tính đến thời điểm: 01/01/2012"
Phía bên phải chính điện có để một cái trống to lớn.
Tháp chính đền Bến Dược
Thể hiện cho sự vươn lên đỉnh cao trong tương lai. Tháp có 9 tầng cao 39m, trên vách tháp có nhiều hoa văn, phù điêu thể hiện cuộc sống và chiến đấu của nhân dân Củ Chi Đất thép thành đồng.
Hoa viên
Hoa viên rộng lớn là nơi sinh hoạt dã ngoại, và là không gian xanh của khu di tích.
[sửa]Tượng đài sông Bến Dược
Tượng đài cao 16m, nặng 243 tấn, được làm bằng đá granit đặt giữa vườn hoa mặt hướng ra sông Sài Gòn. Biểu tượng được thể hiện qua hình tượng một giọt nước mắt, khái quát về sự đau thương mất mát của bao thế hệ người Việt Nam đã chiến đấu hy sinh để giữ gìn đất nước.
[sửa]Tầng hầm
Tầng hầm của đền có 9 không gian, với chủ đề Sài Gòn Chợ Lớn kiên cường bất khuất, thể hiện lại các sự kiện tiêu biểu trong giai đoạn chiến tranh của quân và dân trong vùng tam giác sắt nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung chống lại cuộc chiến tranh phi nghĩa của đế quốc và bọn tay sai. Các sự kiện ấy được tái hiện sinh động bằng những bức tranh hoành tráng, tượng, sa bàn, hiện vật, mô hình sân khấu hóa, các loại hình nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc . . .
Bức tranh gốm lớn nhất Việt Nam


Bức tranh kỷ lục Việt Nam
Bức tranh gốm này gồm 3 tấm, ốp trên tường mặt ngoài của đền Bến Dược (Củ Chi) vào tháng 8/2001. Tác phẩm do các giảng viên - họa sĩ trường Đại học Mỹ Thuật TP.HCM thể hiện qua ba bức tranh tường hoành tráng, ca ngợi lịch sử khai phá, xây dựng và bảo vệ vùng đất Sài Gòn - Gia Định từ xưa đến ngày đại thắng mùa xuân 1975.
Tranh được ghép bởi các viên gạch gốm kích thước 20 x 20cm và 10 x 10cm. Bức thứ nhất diễn tả nội dung “Dân khai hoang, Thần lập xứ”, thể hiện 5 chương: chương thứ nhất: đấu tranh với thiên nhiên trong quá trình chinh phục miền đất mới; chương thứ hai là khai hoang; chương thứ ba: ở giữa là người có công mở đất: Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, bên phải mô tả sinh hoạt kinh tế: xây thành, lập chợ…, bên trái là sinh hoạt văn hóa như: đám rước, múa lân; chương thứ tư là thành quả trong cuộc sống và chương thứ năm là đấu tranh chống xâm lược.
Bức này do 3 giảng viên của trường Đại học Mỹ Thuật sáng tác và thi công: Nguyễn Trung Tín, Nguyễn Đức Hòa, Nguyễn Quang Cảnh. Bức thứ hai thể hiện nội dung “Sức tiếp sức chống xâm lăng”, tác phẩm này cũng thể hiện năm nội dung: đường Hồ Chí Minh trên biển, chi viện từ hậu phương lớn, xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, lớp lớp thanh niên lên đường, chi viện tại chỗ: miền núi, Tây Nguyên, đồng bằng. Chi viện từ trong lòng địch và cuối cùng là hoạt động nội thành. Tác phẩm này do các họa sĩ: Lê Đàn, Phan Hoài Phi, Phan Phương Trực, Nguyễn Xuân Đông, Đỗ Mạnh Cường thể hiện. Bức cuối cùng thể hiện hai giai đoạn lịch sử. Phần một “Nhân dân ta bị đô hộ áp bức”, phần hai là “Đoàn kết, đấu tranh giành thắng lợi”. Tác phẩm này do ba giảng viên thực hiện đó là họa sĩ Hoàng Trầm, Nguyễn Quang Vinh, Nguyễn Huy Khôi. Để hoàn thành bức tranh gốm lớn nhất này các hoạ sĩ đã làm việc liên tục bốn năm với hàng trăm phác thảo, thể hiện trên giấy theo tỷ lệ 1/1, rồi lại thể hiện lên gạch gốm sau đó tô màu, rồi phơi cho khô màu và đem bỏ lò nung thử nghiệm nhiều lần tại lò gốm của ông Nguyễn Hải Bằng, xã Phú Mỹ, tỉnh Bình Dương.
dangquang
dangquang
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 581
Join date : 16/01/2011
Age : 33
Đến từ : Hue citadel

Về Đầu Trang Go down

tài liệu Empty Tái hiện vùng giải phóng Củ Chi

Bài gửi  dangquang 9/6/2012, 12:25 pm

Cảnh giã gạo bằng chày và cối được tái hiện ở vùng giải phóng Ngày 24-10, Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi đã giới thiệu công trình tái hiện vùng giải phóng Củ Chi giai đoạn 1.
Công trình gồm 14 điểm đã tái hiện toàn cảnh sinh hoạt của nhân dân Củ Chi trong thời điểm chiến tranh đặc biệt (1961 - 1965), trong đó có nhiều cảnh sinh động như họp chợ, sản xuất nông nghiệp, trường học, thanh niên đăng ký tòng quân, chế tạo vũ khí, truyền tin…

Được biết, bốn giai đoạn còn lại là quang cảnh thời chiến tranh cục bộ (1966-1967), vùng trắng (1968-1971), vùng tranh chấp - ấp chiến lược và quang cảnh vành đai diệt Mỹ nổi tiếng ở căn cứ Đồng Dù sẽ được hoàn thành cuối năm 2004 trên diện tích 50ha với tổng kinh phí thực hiện khoảng 37 tỉ đồng.

Khu tái hiện Vùng giải phóng Củ Chi

Khu tái hiện Vùng giải phóng Củ Chi có diện tích 50 ha, trong quần thể của Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi. Công trình gồm nhiều hạng mục, tái hiện những sự kiện trong quá trình chống quân xâm lược qua nhiều giai đoạn, góp phần tạo thêm một thông tin sống động, thiết thực cho du khách về mảnh đất Củ Chi trong chiến tranh.
Du khách sẽ nhìn thấy hình ảnh của vùng ấp chiến lược, đồn bót của địch, vành đai diệt Mỹ, vùng tranh chấp giữa ta và địch...vào thời kỳ 1960 - 1964 của làng quê Củ Chi; hình ảnh sinh hoạt của quân và dân Củ Chi vào những năm 1964-1965, cảnh xây dựng chiến hào, quân dân du kích triển khai trận đánh, tập luyện quân sự, tải thương, bộ đội vượt sông, đoàn văn công biểu diễn văn nghệ...; tái hiện vùng giải phóng thời kỳ 1966-1973, quang cảnh trên mặt đất đã bị hủy diệt hoang tàn, cuộc sống sinh hoạt chuyển xuống lòng đất....
Ngoài việc xem các sự kiện được tái hiện bằng mô hình, tượng và sử dụng các hệ thống âm thanh để tạo tiếng bom, đạn, máy bay... du khách sẽ còn được tiếp xúc với những con người thật đã từng sống và chiến đấu ở Củ Chi, được nghe kể chuyện về những trận đánh, cuộc sống ở địa đạo....
Du khách sẽ cảm nhận được quá khứ của chiến tranh vừa đau thương vừa hào hùng, cảm thấy như trở về lại chiến trường xưa. Trong tương lai, du khách còn có thể dạo mát trong khu rừng đặc trưng của ba miền Bắc- Trung - Nam và tắm mình trong hồ mô phỏng biển Đông. Đến đây du khách không chỉ tìm hiểu về Củ Chi - một vùng đất chịu nhiều mất mát hy sinh trong chiến tranh mà còn hiểu về đất nước Việt Nam mến yêu.
dangquang
dangquang
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 581
Join date : 16/01/2011
Age : 33
Đến từ : Hue citadel

Về Đầu Trang Go down

tài liệu Empty “Làng chiến đấu” một loại hình du lịch mới

Bài gửi  dangquang 9/6/2012, 12:27 pm

“Vùng giải phóng tại ấp Phú Thuận, xã Phú Mỹ Hưng là mô hình tái hiện vùng giải phóng trên đất Củ Chi đã đón nhiều khách tham quan vào dịp 30-4 vừa qua.
Mô hình “vùng giải phóng” thời kỳ 1960 – 1965 rộng 13ha nằm trong Dự án Tái hiện nông thôn Củ Chi thời chiến tranh (gồm vùng giải phóng, vùng tranh chấp, ấp chiến lược trên khu đất rộng 50ha thuộc khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi (TP.Hồ Chí Minh).
Một căn nhà lá được phục dựng như nhà của hai vợ chồng trẻ - vợ là cán bộ xã có chồng đi bộ đội huyện – các vật dụng đều làm bằng gỗ, tre trúc như bàn ăn, băng ghế dài. Trên phên vách treo cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Bên hông nhà có cối đá kê trên chân gỗ. Cối đá xay gạo làm bột tráng bánh tráng, một trong những nghế truyền thống của địa phương. Bình thường, chị chủ nhà xay bột cho khách tham quan xem công việc thường ngày thời chiến tranh.Bên kia con đường đất pha cát là căn nhà ngói ba gian hai cháy lợp ngói âm dương giới thiệu mô hình nhà một trung nông yêu nước với sân phơi lúa lót gạch Tàu, bậc thềm lót đá ong. Trong nhà, bên chiếc bàn gỗ, các nhà thiết kế đã xếp hình tượng các cán bộ xã mặc áo bà ba đen, vấn khăn rằng ngồi họp. Trên bàn là vật dụng của những năm 60 như bộ bình trà, ly uống nước, đèn hột vịt. Do là vùng giải phóng, là làng chiến đấu nên nhà nào cũng có hầm tránh pháo. Nhà nông dân bậc trung có hầm tránh pháo khá lớn được kê phía trên là tấm ván gỗ, trải chiếu hoa, thường là điểm họp hành của cán bộ du kính.

Ban triển khai dự án đã tìm kiếm tận Trảng Bàng để mua lại của dân căn nhà này, tháo về ráp lại. Cột lớn, kèo nhỏ, viên đá kê, ngói âm dương, bàn ghế, tủ thờ… đều được làm hoặc phục chế. Anh Đặng Văn Thuyên – Phó Giám đốc khu di tích Điạ đạo Bến dược – cho biết: “ Sinh động nhất là mô hình tái hiện cảnh sống của vợ chồng người du kích mới cưới. Nhiều bó trúc chẽ nhỏ, cây rựa bén dựng bên bụi tre, một khẩu súng trường dựng bên vách. Căn nhà lá nhỏ nhắn bày trí đơn sơ cho biết vợ chồng chủ nhà làm nghề đan đác thúng, rổ, sàng, nia. Bình thường hai vợ chồng lo việc nhà, khi giặc càng thì chồng xách súng ra giao thông hào chặn giặc. Đi một vòng trong “làng chiến đấu” thấy cảnh vật thật yên tĩnh. Buổi sáng mọi người đã ra đồng hay bận tay với công việc đan lát.
Ở ngã ba lộ đất có một bàu nước với hai con trâu đang đầm mình trong bùn. Một nhóm thanh niên (hình tượng) đang đào hầm chông, đào điạ đạo. Có thể tưởng tượng cảnh vật yên vắng đó mất đi bởi tiếng trẻ đọc bài ê a từ một gian lớp học. Lớp học vách đất, mái tranh, không cửa. Cô giáo đứng bên bảng đen, phía dưới chừng mười cái bàn với đám học trò nhỏ nhắc.
Tái hiện vùng giải phóng và các vùng nông thôn Củ Chi thời chiến tranh, Khu di tích Địa đạo muốn giới thiệu cùng khách tham quan một loại hình du lịch truyền thống sống động. Với các huớng dẫn viên trong trang phục du kích, cán bộ xã ấp, bà con nông dân đi lại, xem tráng bánh, nấu rượu, họp chợ như thường ngày… Khách sẽ được thấy mình như được sống trên đất Củ Chi kiên cường vào thời gian không xa lắm với làng xã chiến đấu, với hệ thống địa đạo nhiều tầng, nhiều lớp.
dangquang
dangquang
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 581
Join date : 16/01/2011
Age : 33
Đến từ : Hue citadel

Về Đầu Trang Go down

tài liệu Empty Re: tài liệu

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết