Top posting users this month
No user |
Latest topics
» Thư Viện 3D Max:by huongmai 11/6/2014, 10:39 pm
» tiêu chuẩn xây dựng resort
by Ben Trần 12/11/2013, 2:05 pm
» Evermotion Archmodels
by nghiepbalie 7/10/2013, 10:07 pm
» bố cục không gian 1
by dangquang 20/9/2013, 1:17 pm
» Bài giảng Quy hoạch giao thông
by dangquang 15/5/2013, 12:56 pm
» GS. Kts. Hoàng Đạo Kính
by dangquang 23/3/2013, 8:12 pm
» Kts. Nguyễn Thanh Hà
by dangquang 23/3/2013, 8:09 pm
» !!!!!!!!!!!!!!!!!!
by dangquang 23/3/2013, 8:08 pm
» Ebook cho mọi người
by dangquang 18/3/2013, 6:30 pm
» Đồ án tốt nghiệp KTS Đoàn Ngọc Hiệp 93-98 xuất sắc
by chiaki 15/3/2013, 10:25 pm
» Kịch bản biến đổi khí hậu
by dangquang 15/3/2013, 8:16 am
» Nói chuyện đô thị với KTS. Hoàng Hữu Phê
by dangquang 15/3/2013, 8:13 am
» Các bài về khu nghỉ dưỡng đây
by dangquang 14/3/2013, 11:07 pm
» Quản lý đô thị: 10 chuẩn mực vàng
by chiaki 20/2/2013, 10:00 pm
» Trung tâm Triển lãm Quy hoạch Thành phố (TPHCM)
by dangquang 8/2/2013, 10:50 pm
» Sẽ có thêm 100 cao ốc tại trung tâm TP HCM
by dangquang 8/2/2013, 10:42 pm
» Architect of the Year 2012 / Kiến trúc sư của năm 2012
by dangquang 8/2/2013, 10:20 pm
» Đồ án tốt nghiệp QHDT
by Admin 5/1/2013, 12:03 pm
» Bài giảng Kinh tế ĐT của thầy Bạch Anh Tuấn
by Admin 5/1/2013, 9:36 am
» Bài đọc tham khảo Kinh tế ĐT của cô Lan
by Admin 5/1/2013, 9:28 am
» Nhiều ý tưởng mới về kiến trúc đô thị Huế
by dangquang 4/1/2013, 4:34 pm
» Tản mạn danh ngôn kts
by dangquang 13/12/2012, 11:42 pm
» Đồ án thư viện 1- Hồng
by coc 24/11/2012, 11:32 pm
» Giải thưởng Ý tưởng Thiết kế “Nếu” 2012
by dangquang 14/11/2012, 10:02 pm
» Cuộc thi thiết kế Logo đảo Phú Quốc
by dangquang 14/11/2012, 9:44 pm
Similar topics
Đăng Nhập
Most Viewed Topics
những yếu tố tạo lập bản sắc đô thị
Trang 1 trong tổng số 1 trang
những yếu tố tạo lập bản sắc đô thị
Ðô thị của Việt Nam đã phát triển song nhìn chung chúng còn nhạt nhoà về bản sắc. Tạo lập bản sắc của các đô thị là một yêu cầu đặt ra trước đòi hỏi của quá trình đô thị hoá và toàn cầu hoá. Khai thác những những lợi thế mà thiên nhiên ban tặng nhằm tạo lập bản sắc đô thị là một trong những nhân tố hết sức quan trọng, góp phần phát triển đô thị bền vững.
1. Núi đồi trong đô thị
Bản thân cảnh quan tự nhiên của núi đồi là những điểm cảm thụ thẩm mỹ. Khai thác những miền đất dốc của núi đồi để xây dựng các công trình kiến trúc vừa tận dụng đất đai khan hiếm của đô thị vừa tạo nên những lớp không gian với các công trình kiến trúc, tạo nên hình ảnh của đô thị những nét đặc thù mà không phải đô thị nào cũng có.
Ở những nơi này, cường độ chịu lực của đất nền rất tốt. Trên sườn dốc, những dãy nhà không hề bị che khuất tầm nhìn (nhìn xuống biển hoặc thành phố). ở đó tĩnh lặng, không có tiếng ồn giao thông, không có tiếng gào thét đêm ngày của sóng biển, khí hậu rất trong lành, điều kiện môi trường là lý tưởng. Trên thế giới ,đây thường là chỗ ở của người giàu trong đô thị.
Những hình ảnh của thành phố trên miền đất dốc phải kể đến San Francisco (ảnh bên), vùng biển miền Nam của nước Pháp như: Canes, Monaco. Những hình ảnh tương tự có thể thấy ở những thành phố của áo, Thuỵ Sỹ, ở miền Nam nước Ðức, ở Tiệp . Ở những thành phố này, các lớp nhà là những ngôi nhà thấp tầng, nhà nhiều tầng và cả những nhà cao tầng như trường hợp cá biệt của thành phố Monaco.
Ở Việt Nam, trong lịch sử, người Việt cổ đã chuyển dịch các quần cư từ miền núi xuống đồng bằng khi điều kiện kỹ thuật còn hạn chế. Ngày nay trong điều kiện kinh tế kỹ thuật đã cho phép song người ta cũng chưa mặn mà với miền đất dốc mặc dù 3/4 diện tích đất đai là núi đồi. Nhiều đô thị đã lấy biện pháp san ủi để tạo những đại lộ thẳng tắp khang trang. Ðó là một sự uổng phí.
Xây dựng trên miền đất dốc đòi hỏi nhiều công sức trong tổ chức kỹ thuật hạ tầng đô thị. Xây dựng những con đường lên trên đỉnh núi của Ðà Nẵng, của Vũng Tàu là một cố gắng lớn trong đầu tư xây dựng, tuy nhiên nó chưa phải là một tuyến liên kết không gian chức năng với các khu nhà ở và các công trình công cộng. Bán đảo Sơn Trà của Ðà Nẵng, các Núi Lớn, Núi Nhỏ, các đụn cát của Vũng Tàu cần được khai thác sườn dốc ở những độ cao nhất định, ở những vùng không phải là khu vực quân sự.
Khai thác triền dốc ở những điều kiện địa hình cho phép và ở một mức độ phù hợp, nó không quá tận dụng như của Monaco. Việc gìn giữ những màu xanh của núi đồi là cần thiết, đặc biệt, trong điều kiện của khí hậu nhiệt đới. Những ngôi nhà thấp tầng có mái dốc xinh xắn sẽ điểm tô vẻ duyên dáng của núi đồi. Ngược lại, nếu kiến trúc của những ngôi nhà này, chỉ dừng lại ở mức độ đầu tư nhỏ lẻ, xây dựng riêng biệt theo từng lô đất thì hình ảnh các dãy phố chia lô lộn xộn ở miền đồng bằng sẽ được đưa lên núi và chúng có điều kiện phơi bày rõ hơn qua các lớp không gian. Trong trường hợp đó, liệu pháp dùng cây xanh cũng không thể che nổi. Muốn vậy cần phải có một quy hoạch tổng thể trên cơ sở bám rất sát địa hình để tổ chức không gian chức năng đô thị, tạo các công viên rừng với những đường đi dạo, đường tập thể thao cho người dân đô thị...
Ảnh bên : TP Vũng Tàu
Khai thác núi đồi trong đô thị còn là tạo những điểm nhìn những nơi ngắm cảnh xuống biển, xuống toàn cảnh đô thị, điều mà các đô thị của chúng ta chưa có. Nó là những điểm dừng chân phục vụ cho nhu cầu của khách tham quan được nhìn ngắm bằng mắt thường hoặc bằng kính viễn vọng, để thu về những hình ảnh đẹp nhất mà con người chỉ ở trên cao mới được hưởng.
Bên cạnh đó việc đầu tư trong tổ chức cây xanh trên núi cũng cần được chú ý hơn để tạo lập hình ảnh của núi đồi. Hiện tại, ở Ðà Nẵng loài cây dại mọc lan rộng triệt hại những cây khác không còn đất sống.
2. Dòng sông trong đô thị
Ðặc trưng của vùng đồng bằng về kiến trúc cảnh quan là hình ảnh của vùng sông nước: ở những làng quê, hình ảnh con đò, bến nước đã đi vào những nét khái quát mang "tinh thần của nơi chốn" còn ở các đô thị "nén", dòng sông và không gian hai bên bờ nước là không gian mở quý báu với những sinh hoạt công cộng phong phú và hấp dẫn. Tuy nhiên, ở Việt Nam, nhìn chung, các đô thị cũng mới chỉ "mở từng đoạn" hoặc kể cả "khép lại" về phía những dòng sông như mối tương quan của dòng sông và các làng truyền thống được bao quanh bằng luỹ tre xanh. Những đường dạo hai bên bờ sông thường nhỏ hẹp.
Các đô thị đẹp trên thế giới thường gắn liền với một dòng sông chảy qua là các sông Volga ở Matxcơva, sông Danuyp ở Budapest, sông Seine ở Paris, sông Tibe ở Roma, sông Main ở Frankfurt . Việc khai thác dòng sông và không gian hai bên bờ đã mang lại những nét độc đáo cho hình ảnh đô thị. Ở Paris nếu chưa đi thuyền buổi tối trên sông Seine thì chưa thấy hết vẻ đẹp của "Paris by Night". Ðể tổ chức những không gian sinh hoạt công cộng của đô thị, cách đây hàng trăm năm, người ta phải dành những quỹ đất ở hai bên bờ sông và tổ chức không gian đi dạo của hai bên bờ. Ðôi khi những đường đi dạo còn được gắn kết với công viên ở bờ sông như công viên Margaretta ở Budapest là một ví dụ.
Ảnh bên : Sông Seine diễm lệ (nguồn: Dramy)
Ngoài việc khai thác mặt nước, không gian đi bộ hai bên dòng sông là con đường thể dục buổi sáng của cư dân, là nơi gặp gỡ giao lưu của các thế hệ. Trong những ngày lễ hội, nó là nơi bán các đồ đặc sản, là nơi bắn pháo hoa, là chỗ tổ chức các trò chơi và tổ chức các sân khấu gắn liền với nước. Cây cầu để nối liền không gian hai bên bờ không chỉ là phương tiện giao thông mà còn là phương tiện để thể hiện thẩm mỹ đô thị với kiến trúc riêng của nó.
Hà Nội trong quá khứ đã quay lưng lại với con sông Hồng hung dữ. Dự án cải tạo và phát triển đô thị bên sông Hồng là một dự án vô cùng lớn, được tiến hành nghiên cứu một cách khoa học và đồng bộ bởi một đơn vị dày kinh nghiệm và năng lực chuyên môn sẽ hứa hẹn những hình ảnh mới của đô thị. Tuy nhiên có nên tạo một "bức tường" không gian nằm giữa Hồ Tây và sông Hồng như của dự án. Với Hà Nội, Hồ Tây là một tài nguyên rất quan trọng, là cái độc đáo còn lại của Hà Nội. Trong lịch sử, Hồ Tây được gắn kết với sông Hồng, liệu trung tâm đô thị này có "chia cắt" mãi mãi sự liên kết đó không?
Sông Hồng
Bằng những cố gắng của mình, Ðà Nẵng đã mở rộng bờ sông bằng việc phát triển nó về phía dòng nước. Rất tiếc là không gian hai bên bờ của dòng sông Hàn vẫn là nhỏ so với một đô thị loại 1, và những hoạt động văn hoá ở nơi này còn cần được bổ sung thêm để xứng với một trung tâm của miền Trung, nằm trên tuyến du lịch đầy tiềm năng của khu vực.
Những đường dạo hai bên bờ sông cũng không cần đến những tấm lát hè bằng đá granit như ở Vũng Tàu song ở vùng nhiệt đới lại đòi hỏi lựa chọn loại cây phù hợp để che nắng và cần chỗ đi dạo không bị trơn. Ở Ðà Nẵng cũng như ở Vũng Tàu, cây xanh thường được sử dụng là cây xanh trang trí mà chưa phải là những cây lưu niên có bóng mát. Việc đầu tư cho những cây trang trí cũng rất tốn kém, đòi hỏi chăm sóc, cắt tỉa từng ngày. Sử dụng những cây có bóng mát vẫn cho hình ảnh đẹp và phù hợp hơn với điều kiện sử dụng.
Các đường dạo có thể là những đường có lan can chắn ở đoạn đi qua trung tâm đô thị, nơi tập trung đông người, còn lại nó không cần thậm chí không còn đường dạo mà các nhà ở tiến sát đến dòng sông. Ðây sẽ là những nơi ở có giá trị nhất. Ở Canada người ta đã phá những bờ kè bê tông xám xịt để tạo lại nét tự nhiên cảnh quan của dòng sông.
Tượng đài là một yếu tố trong tạo lập kiến trúc cảnh quan. Những tượng đài trong đô thị cổ xưa mang được hình ảnh đô thị của thủ đô Roma, thủ đô Viên, của Leningrad. Liệu chúng ta có thể đóng góp cho những đường dạo phong phú hơn với loại hình nghệ thuật này mà ở một số đô thị cũng đã khai thác như Huế?
3. Hồ nước trong đô thị
Hồ nước là tài nguyên quý giá của một đô thị, bên cạnh vai trò cải thiện môi trường, vai trò là các hồ điều hoà, vai trò thẩm mỹ Về mặt chức năng nó là không gian mở, và cũng tương tự như những quảng trường trong các đô thị châu Âu, là nơi nghỉ ngơi vui chơi giải trí, giao tiếp, sinh hoạt công cộng của đô thị. Trong bối cảnh các đô thị được "nén" chặt, có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như ở Việt Nam thì vị trí, vai trò của chúng lại càng quan trọng.
Hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội
Nhiều đô thị của Việt Nam có các hồ nước song chúng cũng đang mất dần trong quá trình đô thị hoá và giá đất gia tăng của đô thị. Hà Nội trước kia có 320 hồ nước, hiện nay chỉ còn 110 hồ. Diện tích Hồ Tây cũng như các hồ khác còn laị cũng được thu hẹp. Ngoại trừ khu vực Hồ Gươm, việc khai thác các hồ cảnh quan khác trong đô thị chưa tốt, chưa mang lại dấu ấn của một đô thị có nhiều hồ ao. Những đường dạo ven hồ thường nhỏ do bị các đường giao thông tiến sát đến bờ nước.
Mặt nước, không gian mặt đất ven bờ hồ, cây xanh, đường dạo, tranh tượng, các trang thiết bị kỹ thuật là những yếu tố chính tạo nên kiến trúc cảnh quan của hồ nước. Các khu đô thị mới cần đào thêm các hồ. Hà Nội chẳng những cần cải tạo kiến trúc cảnh quan các tuyến phố mà cải tạo kiến trúc cảnh quan các hồ nước, đặc biệt là khu vực Hồ Hoàn Kiếm sẽ mang lại những dấu ấn đẹp và bản sắc đô thị.
4. Bờ biển
Việt Nam có một bãi biển dài tự nhiên với bờ cát mịn rất quý giá. Theo đánh giá, các đô thị của chúng ta đã quay lưng lại với biển, ngược lại với các đô thị biển của thế giới như vùng Ðịa Trung Hải ... đã tạo nên những trung tâm du lịch khổng lồ và mang những hình ảnh đô thị riêng biệt.
Tại những thành phố nằm cạnh biển thì khoảng không gian đặc thù nhất của đô thị là dải không gian sát bờ cát, vì thế nó cần được nghiên cứu kỹ lưỡng nhất trong tổ chức choc năng cũng như trong cảm thụ về không gian. Tại những khu vực trung tâm của đô thị, vị trí này lại càng trở nên quan trọng hơn trong khi ở miền ngoài đô thị, nó có thể là những đường ô tô sát ven biển. Dải không gian công cộng đó phải đủ rộng. Về mặt chức năng là chỗ để người dân ngồi nghỉ, ngắm biển, dạo chơi, thể thao cũng như những hoạt động giao lưu công cộng khác. Thông thường các lớp không gian của khu vực này từ biển trở vào là: Mặt biển - Bờ cát - Ðường dạo - Ðường giao thông cơ giới - Các khách sạn, nhà hàng và các công trình phục vụ công cộng khác. Ở một số trường hợp không gian chạy dọc theo bờ biển còn được gắn liền với không gian công viên cây xanh để thay đổi nhịp điệu cảnh quan.
Bờ biển Nha Trang
Ở một số nơi, khu vực bãi cát và mặt nước gần bờ có thể là không gian riêng tư của từng khách sạn, song không gian đi bộ sát bờ cát luôn là không gian sinh hoạt công cộng được tổ chức một cách liên tục. Lớp không gian sau đó thường được xử lý như những khu phố thông thường, ngoại trừ chạy dọc theo chiều dài của nó, người ta tổ chức những lối thông ra biển.
Cũng như ở sông, ở hồ nước, với biển những đường giao thông của ta luôn "muốn" sát gần mặt nước, "muốn ngắm" biển vào bình minh và hoàng hôn, bởi thế chúng luôn đi sát ven bờ cát và để lại những không gian nhỏ hẹp cho con người kể cả ở khu vực trung tâm của đô thị (như Vũng Tàu). Ðôi khi dải đất này lại bị chắn bởi các nhà hàng sát biển (trường hợp của Ðà Nẵng) và đều thiếu những hàng cây xanh bóng mát để che nắng và tạo cảnh quan. Không thiếu phụ nữ nước ta đi biển sử dụng ô để che nắng trong khi bờ biển, bờ sông của chúng ta lại đón ánh mặt trời quá nhiều. Bên cạnh đó, công trình tượng đài cũng rất cần thiết cho không gian bờ biển.
5. Kết luận
Không gian mở nói chung và không gian mở của bờ sông của hồ nước, của bờ biển là những không gian mang nét đặc trưng riêng của mỗi đô thị. Các đô thị châu Âu từ thời Lamã cổ đại cho đến ngày nay các không gian mở, không gian giao lưu văn hoá luôn được chú trọng và có một vai trò quan trọng trong đời sống đô thị.
Ảnh bên : Đô thị Hội An minh chứng cho một thời phát triển rực rỡ. (Ảnh: dulich.chudu24.com)
Trong quá trình xây dựng các điểm dân cư nông thôn, không gian mở truyền thống là các không gian ở Ðình, Chùa tại trung tâm các làng xóm luôn được đặt ra với tầm vóc cần có của một sinh hoạt cộng đồng làng xóm. Lối quy hoạch đô thị của Pháp trong quá khứ tuy đã không tạo được nhiều những không gian mở như những quảng trường xứng tầm với một đô thị, song cũng để lại các vườn hoa nhỏ, những đường phố của người Pháp vẫn quý giá trong bối cảnh hiện nay. Người Pháp cũng để lại những dải đất rộng sát ven biển như của Nha Trang, những đường dạo quanh hồ như Hồ Hoàn Kiếm, như ở sông Hương .
Quy hoạch các đô thị của chúng ta trong thời gian qua thiếu những không gian mở của đô thị. Thậm chí có một số các đường phố trong các dãy nhà chia lô có chiều rộng gần với các đô thị cổ châu Âu thời đi ngựa. Chúng ta chưa có một quảng trường mới nào trong các đô thị lớn và chưa tạo được những không gian mở ở những khu vực thiên nhiên đặc thù.
Phải chăng tại chúng ta nghèo hay là do sự nhận thức? Khi nghèo chúng ta không có những công trình nhà cao cửa rộng nhưng còn nghèo đến mức phải cắt xén bớt những dải đất công cộng hoặc chia nhỏ chúng thành các lô đất để bán mà lẽ ra cần phải giữ gìn và bảo vệ những dải đất trống, những không gian mở ở hai bên bờ sông, quanh hồ nước, ven bờ biển cho thế hệ tương lai. Chúng ta nghèo trong việc tổ chức các không gian mở trong khi chúng ta lại phung phí những miền đất dốc của đô thị? Cả hai thái cực này có thể là nguyên nhân ảnh hưởng đến việc tạo lập bản sắc của đô thị?
GS.TSKH.KTS Nguyễn Mạnh Thu (Trường Ðại Học Xây dựng)
1. Núi đồi trong đô thị
Bản thân cảnh quan tự nhiên của núi đồi là những điểm cảm thụ thẩm mỹ. Khai thác những miền đất dốc của núi đồi để xây dựng các công trình kiến trúc vừa tận dụng đất đai khan hiếm của đô thị vừa tạo nên những lớp không gian với các công trình kiến trúc, tạo nên hình ảnh của đô thị những nét đặc thù mà không phải đô thị nào cũng có.
Ở những nơi này, cường độ chịu lực của đất nền rất tốt. Trên sườn dốc, những dãy nhà không hề bị che khuất tầm nhìn (nhìn xuống biển hoặc thành phố). ở đó tĩnh lặng, không có tiếng ồn giao thông, không có tiếng gào thét đêm ngày của sóng biển, khí hậu rất trong lành, điều kiện môi trường là lý tưởng. Trên thế giới ,đây thường là chỗ ở của người giàu trong đô thị.
Những hình ảnh của thành phố trên miền đất dốc phải kể đến San Francisco (ảnh bên), vùng biển miền Nam của nước Pháp như: Canes, Monaco. Những hình ảnh tương tự có thể thấy ở những thành phố của áo, Thuỵ Sỹ, ở miền Nam nước Ðức, ở Tiệp . Ở những thành phố này, các lớp nhà là những ngôi nhà thấp tầng, nhà nhiều tầng và cả những nhà cao tầng như trường hợp cá biệt của thành phố Monaco.
Ở Việt Nam, trong lịch sử, người Việt cổ đã chuyển dịch các quần cư từ miền núi xuống đồng bằng khi điều kiện kỹ thuật còn hạn chế. Ngày nay trong điều kiện kinh tế kỹ thuật đã cho phép song người ta cũng chưa mặn mà với miền đất dốc mặc dù 3/4 diện tích đất đai là núi đồi. Nhiều đô thị đã lấy biện pháp san ủi để tạo những đại lộ thẳng tắp khang trang. Ðó là một sự uổng phí.
Xây dựng trên miền đất dốc đòi hỏi nhiều công sức trong tổ chức kỹ thuật hạ tầng đô thị. Xây dựng những con đường lên trên đỉnh núi của Ðà Nẵng, của Vũng Tàu là một cố gắng lớn trong đầu tư xây dựng, tuy nhiên nó chưa phải là một tuyến liên kết không gian chức năng với các khu nhà ở và các công trình công cộng. Bán đảo Sơn Trà của Ðà Nẵng, các Núi Lớn, Núi Nhỏ, các đụn cát của Vũng Tàu cần được khai thác sườn dốc ở những độ cao nhất định, ở những vùng không phải là khu vực quân sự.
Khai thác triền dốc ở những điều kiện địa hình cho phép và ở một mức độ phù hợp, nó không quá tận dụng như của Monaco. Việc gìn giữ những màu xanh của núi đồi là cần thiết, đặc biệt, trong điều kiện của khí hậu nhiệt đới. Những ngôi nhà thấp tầng có mái dốc xinh xắn sẽ điểm tô vẻ duyên dáng của núi đồi. Ngược lại, nếu kiến trúc của những ngôi nhà này, chỉ dừng lại ở mức độ đầu tư nhỏ lẻ, xây dựng riêng biệt theo từng lô đất thì hình ảnh các dãy phố chia lô lộn xộn ở miền đồng bằng sẽ được đưa lên núi và chúng có điều kiện phơi bày rõ hơn qua các lớp không gian. Trong trường hợp đó, liệu pháp dùng cây xanh cũng không thể che nổi. Muốn vậy cần phải có một quy hoạch tổng thể trên cơ sở bám rất sát địa hình để tổ chức không gian chức năng đô thị, tạo các công viên rừng với những đường đi dạo, đường tập thể thao cho người dân đô thị...
Ảnh bên : TP Vũng Tàu
Khai thác núi đồi trong đô thị còn là tạo những điểm nhìn những nơi ngắm cảnh xuống biển, xuống toàn cảnh đô thị, điều mà các đô thị của chúng ta chưa có. Nó là những điểm dừng chân phục vụ cho nhu cầu của khách tham quan được nhìn ngắm bằng mắt thường hoặc bằng kính viễn vọng, để thu về những hình ảnh đẹp nhất mà con người chỉ ở trên cao mới được hưởng.
Bên cạnh đó việc đầu tư trong tổ chức cây xanh trên núi cũng cần được chú ý hơn để tạo lập hình ảnh của núi đồi. Hiện tại, ở Ðà Nẵng loài cây dại mọc lan rộng triệt hại những cây khác không còn đất sống.
2. Dòng sông trong đô thị
Ðặc trưng của vùng đồng bằng về kiến trúc cảnh quan là hình ảnh của vùng sông nước: ở những làng quê, hình ảnh con đò, bến nước đã đi vào những nét khái quát mang "tinh thần của nơi chốn" còn ở các đô thị "nén", dòng sông và không gian hai bên bờ nước là không gian mở quý báu với những sinh hoạt công cộng phong phú và hấp dẫn. Tuy nhiên, ở Việt Nam, nhìn chung, các đô thị cũng mới chỉ "mở từng đoạn" hoặc kể cả "khép lại" về phía những dòng sông như mối tương quan của dòng sông và các làng truyền thống được bao quanh bằng luỹ tre xanh. Những đường dạo hai bên bờ sông thường nhỏ hẹp.
Các đô thị đẹp trên thế giới thường gắn liền với một dòng sông chảy qua là các sông Volga ở Matxcơva, sông Danuyp ở Budapest, sông Seine ở Paris, sông Tibe ở Roma, sông Main ở Frankfurt . Việc khai thác dòng sông và không gian hai bên bờ đã mang lại những nét độc đáo cho hình ảnh đô thị. Ở Paris nếu chưa đi thuyền buổi tối trên sông Seine thì chưa thấy hết vẻ đẹp của "Paris by Night". Ðể tổ chức những không gian sinh hoạt công cộng của đô thị, cách đây hàng trăm năm, người ta phải dành những quỹ đất ở hai bên bờ sông và tổ chức không gian đi dạo của hai bên bờ. Ðôi khi những đường đi dạo còn được gắn kết với công viên ở bờ sông như công viên Margaretta ở Budapest là một ví dụ.
Ảnh bên : Sông Seine diễm lệ (nguồn: Dramy)
Ngoài việc khai thác mặt nước, không gian đi bộ hai bên dòng sông là con đường thể dục buổi sáng của cư dân, là nơi gặp gỡ giao lưu của các thế hệ. Trong những ngày lễ hội, nó là nơi bán các đồ đặc sản, là nơi bắn pháo hoa, là chỗ tổ chức các trò chơi và tổ chức các sân khấu gắn liền với nước. Cây cầu để nối liền không gian hai bên bờ không chỉ là phương tiện giao thông mà còn là phương tiện để thể hiện thẩm mỹ đô thị với kiến trúc riêng của nó.
Hà Nội trong quá khứ đã quay lưng lại với con sông Hồng hung dữ. Dự án cải tạo và phát triển đô thị bên sông Hồng là một dự án vô cùng lớn, được tiến hành nghiên cứu một cách khoa học và đồng bộ bởi một đơn vị dày kinh nghiệm và năng lực chuyên môn sẽ hứa hẹn những hình ảnh mới của đô thị. Tuy nhiên có nên tạo một "bức tường" không gian nằm giữa Hồ Tây và sông Hồng như của dự án. Với Hà Nội, Hồ Tây là một tài nguyên rất quan trọng, là cái độc đáo còn lại của Hà Nội. Trong lịch sử, Hồ Tây được gắn kết với sông Hồng, liệu trung tâm đô thị này có "chia cắt" mãi mãi sự liên kết đó không?
Sông Hồng
Bằng những cố gắng của mình, Ðà Nẵng đã mở rộng bờ sông bằng việc phát triển nó về phía dòng nước. Rất tiếc là không gian hai bên bờ của dòng sông Hàn vẫn là nhỏ so với một đô thị loại 1, và những hoạt động văn hoá ở nơi này còn cần được bổ sung thêm để xứng với một trung tâm của miền Trung, nằm trên tuyến du lịch đầy tiềm năng của khu vực.
Những đường dạo hai bên bờ sông cũng không cần đến những tấm lát hè bằng đá granit như ở Vũng Tàu song ở vùng nhiệt đới lại đòi hỏi lựa chọn loại cây phù hợp để che nắng và cần chỗ đi dạo không bị trơn. Ở Ðà Nẵng cũng như ở Vũng Tàu, cây xanh thường được sử dụng là cây xanh trang trí mà chưa phải là những cây lưu niên có bóng mát. Việc đầu tư cho những cây trang trí cũng rất tốn kém, đòi hỏi chăm sóc, cắt tỉa từng ngày. Sử dụng những cây có bóng mát vẫn cho hình ảnh đẹp và phù hợp hơn với điều kiện sử dụng.
Các đường dạo có thể là những đường có lan can chắn ở đoạn đi qua trung tâm đô thị, nơi tập trung đông người, còn lại nó không cần thậm chí không còn đường dạo mà các nhà ở tiến sát đến dòng sông. Ðây sẽ là những nơi ở có giá trị nhất. Ở Canada người ta đã phá những bờ kè bê tông xám xịt để tạo lại nét tự nhiên cảnh quan của dòng sông.
Tượng đài là một yếu tố trong tạo lập kiến trúc cảnh quan. Những tượng đài trong đô thị cổ xưa mang được hình ảnh đô thị của thủ đô Roma, thủ đô Viên, của Leningrad. Liệu chúng ta có thể đóng góp cho những đường dạo phong phú hơn với loại hình nghệ thuật này mà ở một số đô thị cũng đã khai thác như Huế?
3. Hồ nước trong đô thị
Hồ nước là tài nguyên quý giá của một đô thị, bên cạnh vai trò cải thiện môi trường, vai trò là các hồ điều hoà, vai trò thẩm mỹ Về mặt chức năng nó là không gian mở, và cũng tương tự như những quảng trường trong các đô thị châu Âu, là nơi nghỉ ngơi vui chơi giải trí, giao tiếp, sinh hoạt công cộng của đô thị. Trong bối cảnh các đô thị được "nén" chặt, có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như ở Việt Nam thì vị trí, vai trò của chúng lại càng quan trọng.
Hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội
Nhiều đô thị của Việt Nam có các hồ nước song chúng cũng đang mất dần trong quá trình đô thị hoá và giá đất gia tăng của đô thị. Hà Nội trước kia có 320 hồ nước, hiện nay chỉ còn 110 hồ. Diện tích Hồ Tây cũng như các hồ khác còn laị cũng được thu hẹp. Ngoại trừ khu vực Hồ Gươm, việc khai thác các hồ cảnh quan khác trong đô thị chưa tốt, chưa mang lại dấu ấn của một đô thị có nhiều hồ ao. Những đường dạo ven hồ thường nhỏ do bị các đường giao thông tiến sát đến bờ nước.
Mặt nước, không gian mặt đất ven bờ hồ, cây xanh, đường dạo, tranh tượng, các trang thiết bị kỹ thuật là những yếu tố chính tạo nên kiến trúc cảnh quan của hồ nước. Các khu đô thị mới cần đào thêm các hồ. Hà Nội chẳng những cần cải tạo kiến trúc cảnh quan các tuyến phố mà cải tạo kiến trúc cảnh quan các hồ nước, đặc biệt là khu vực Hồ Hoàn Kiếm sẽ mang lại những dấu ấn đẹp và bản sắc đô thị.
4. Bờ biển
Việt Nam có một bãi biển dài tự nhiên với bờ cát mịn rất quý giá. Theo đánh giá, các đô thị của chúng ta đã quay lưng lại với biển, ngược lại với các đô thị biển của thế giới như vùng Ðịa Trung Hải ... đã tạo nên những trung tâm du lịch khổng lồ và mang những hình ảnh đô thị riêng biệt.
Tại những thành phố nằm cạnh biển thì khoảng không gian đặc thù nhất của đô thị là dải không gian sát bờ cát, vì thế nó cần được nghiên cứu kỹ lưỡng nhất trong tổ chức choc năng cũng như trong cảm thụ về không gian. Tại những khu vực trung tâm của đô thị, vị trí này lại càng trở nên quan trọng hơn trong khi ở miền ngoài đô thị, nó có thể là những đường ô tô sát ven biển. Dải không gian công cộng đó phải đủ rộng. Về mặt chức năng là chỗ để người dân ngồi nghỉ, ngắm biển, dạo chơi, thể thao cũng như những hoạt động giao lưu công cộng khác. Thông thường các lớp không gian của khu vực này từ biển trở vào là: Mặt biển - Bờ cát - Ðường dạo - Ðường giao thông cơ giới - Các khách sạn, nhà hàng và các công trình phục vụ công cộng khác. Ở một số trường hợp không gian chạy dọc theo bờ biển còn được gắn liền với không gian công viên cây xanh để thay đổi nhịp điệu cảnh quan.
Bờ biển Nha Trang
Ở một số nơi, khu vực bãi cát và mặt nước gần bờ có thể là không gian riêng tư của từng khách sạn, song không gian đi bộ sát bờ cát luôn là không gian sinh hoạt công cộng được tổ chức một cách liên tục. Lớp không gian sau đó thường được xử lý như những khu phố thông thường, ngoại trừ chạy dọc theo chiều dài của nó, người ta tổ chức những lối thông ra biển.
Cũng như ở sông, ở hồ nước, với biển những đường giao thông của ta luôn "muốn" sát gần mặt nước, "muốn ngắm" biển vào bình minh và hoàng hôn, bởi thế chúng luôn đi sát ven bờ cát và để lại những không gian nhỏ hẹp cho con người kể cả ở khu vực trung tâm của đô thị (như Vũng Tàu). Ðôi khi dải đất này lại bị chắn bởi các nhà hàng sát biển (trường hợp của Ðà Nẵng) và đều thiếu những hàng cây xanh bóng mát để che nắng và tạo cảnh quan. Không thiếu phụ nữ nước ta đi biển sử dụng ô để che nắng trong khi bờ biển, bờ sông của chúng ta lại đón ánh mặt trời quá nhiều. Bên cạnh đó, công trình tượng đài cũng rất cần thiết cho không gian bờ biển.
5. Kết luận
Không gian mở nói chung và không gian mở của bờ sông của hồ nước, của bờ biển là những không gian mang nét đặc trưng riêng của mỗi đô thị. Các đô thị châu Âu từ thời Lamã cổ đại cho đến ngày nay các không gian mở, không gian giao lưu văn hoá luôn được chú trọng và có một vai trò quan trọng trong đời sống đô thị.
Ảnh bên : Đô thị Hội An minh chứng cho một thời phát triển rực rỡ. (Ảnh: dulich.chudu24.com)
Trong quá trình xây dựng các điểm dân cư nông thôn, không gian mở truyền thống là các không gian ở Ðình, Chùa tại trung tâm các làng xóm luôn được đặt ra với tầm vóc cần có của một sinh hoạt cộng đồng làng xóm. Lối quy hoạch đô thị của Pháp trong quá khứ tuy đã không tạo được nhiều những không gian mở như những quảng trường xứng tầm với một đô thị, song cũng để lại các vườn hoa nhỏ, những đường phố của người Pháp vẫn quý giá trong bối cảnh hiện nay. Người Pháp cũng để lại những dải đất rộng sát ven biển như của Nha Trang, những đường dạo quanh hồ như Hồ Hoàn Kiếm, như ở sông Hương .
Quy hoạch các đô thị của chúng ta trong thời gian qua thiếu những không gian mở của đô thị. Thậm chí có một số các đường phố trong các dãy nhà chia lô có chiều rộng gần với các đô thị cổ châu Âu thời đi ngựa. Chúng ta chưa có một quảng trường mới nào trong các đô thị lớn và chưa tạo được những không gian mở ở những khu vực thiên nhiên đặc thù.
Phải chăng tại chúng ta nghèo hay là do sự nhận thức? Khi nghèo chúng ta không có những công trình nhà cao cửa rộng nhưng còn nghèo đến mức phải cắt xén bớt những dải đất công cộng hoặc chia nhỏ chúng thành các lô đất để bán mà lẽ ra cần phải giữ gìn và bảo vệ những dải đất trống, những không gian mở ở hai bên bờ sông, quanh hồ nước, ven bờ biển cho thế hệ tương lai. Chúng ta nghèo trong việc tổ chức các không gian mở trong khi chúng ta lại phung phí những miền đất dốc của đô thị? Cả hai thái cực này có thể là nguyên nhân ảnh hưởng đến việc tạo lập bản sắc của đô thị?
GS.TSKH.KTS Nguyễn Mạnh Thu (Trường Ðại Học Xây dựng)
chiaki- KIẾN CON
- Tổng số bài gửi : 84
Join date : 01/12/2011
Similar topics
» Những toà nhà đẹp nhất thế giới
» Những vấn đề cơ bản về cảm thụ thị giác.
» Những điều cần lưu ý khi đi du học nước ngoài
» Những vấn đề cơ bản về cảm thụ thị giác.
» Những điều cần lưu ý khi đi du học nước ngoài
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
|
|