https://www.facebook.com/doitnow.vn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Top posting users this month
No user

Latest topics
» Thư Viện 3D Max:
by huongmai 11/6/2014, 10:39 pm

» tiêu chuẩn xây dựng resort
by Ben Trần 12/11/2013, 2:05 pm

» Evermotion Archmodels
by nghiepbalie 7/10/2013, 10:07 pm

» bố cục không gian 1
by dangquang 20/9/2013, 1:17 pm

» Bài giảng Quy hoạch giao thông
by dangquang 15/5/2013, 12:56 pm

» GS. Kts. Hoàng Đạo Kính
by dangquang 23/3/2013, 8:12 pm

» Kts. Nguyễn Thanh Hà
by dangquang 23/3/2013, 8:09 pm

» !!!!!!!!!!!!!!!!!!
by dangquang 23/3/2013, 8:08 pm

» Ebook cho mọi người
by dangquang 18/3/2013, 6:30 pm

» Đồ án tốt nghiệp KTS Đoàn Ngọc Hiệp 93-98 xuất sắc
by chiaki 15/3/2013, 10:25 pm

» Kịch bản biến đổi khí hậu
by dangquang 15/3/2013, 8:16 am

» Nói chuyện đô thị với KTS. Hoàng Hữu Phê
by dangquang 15/3/2013, 8:13 am

» Các bài về khu nghỉ dưỡng đây
by dangquang 14/3/2013, 11:07 pm

» Quản lý đô thị: 10 chuẩn mực vàng
by chiaki 20/2/2013, 10:00 pm

» Trung tâm Triển lãm Quy hoạch Thành phố (TPHCM)
by dangquang 8/2/2013, 10:50 pm

» Sẽ có thêm 100 cao ốc tại trung tâm TP HCM
by dangquang 8/2/2013, 10:42 pm

» Architect of the Year 2012 / Kiến trúc sư của năm 2012
by dangquang 8/2/2013, 10:20 pm

» Đồ án tốt nghiệp QHDT
by Admin 5/1/2013, 12:03 pm

» Bài giảng Kinh tế ĐT của thầy Bạch Anh Tuấn
by Admin 5/1/2013, 9:36 am

» Bài đọc tham khảo Kinh tế ĐT của cô Lan
by Admin 5/1/2013, 9:28 am

» Nhiều ý tưởng mới về kiến trúc đô thị Huế
by dangquang 4/1/2013, 4:34 pm

» Tản mạn danh ngôn kts
by dangquang 13/12/2012, 11:42 pm

» Đồ án thư viện 1- Hồng
by coc 24/11/2012, 11:32 pm

» Giải thưởng Ý tưởng Thiết kế “Nếu” 2012
by dangquang 14/11/2012, 10:02 pm

» Cuộc thi thiết kế Logo đảo Phú Quốc
by dangquang 14/11/2012, 9:44 pm

Đăng Nhập

Quên mật khẩu


Tài liệu có ích cho nghiên cứu khoa học...

2 posters

Go down

Tài liệu có ích cho nghiên cứu khoa học... Empty Tài liệu có ích cho nghiên cứu khoa học...

Bài gửi  dangquang 13/5/2011, 11:02 pm

"Điều này có thể tác động tới mọi người như một quả bom," William H. Whyte đã nhận xét, “nhưng mọi người thích được ngồi tại những nơi được bố trí sẵn ghế ngồi cho họ”. Những quan sát nổi tiếng của Whyte về các công viên và quảng trường đã cho thấy rằng mọi người không hề câu nệ về nơi mình ngồi, miễn là họ có được một chỗ nào đó để ngồi. Nhưng ông cũng chứng minh rằng những kiểu dáng cụ thể của ghế ngồi có thể đem lại sức sống mới cho một không gian trống đã mất tính thu hút.
Những chỗ ngồi dễ tiếp cận, tiện lợi, dễ bảo quản và đặt đúng chỗ là rất cần thiết trong việc thiết kế. Dưới đây là một vài vấn đề cần quan tâm khi thiết kế ghế ngồi trong không gian công cộng:
- Nên đặt những chỗ ngồi ở đâu?
- Mọi người sẽ sử dụng chúng như thế nào?
- Làm thế nào để duy trì bảo dưỡng chúng?

VỊ TRÍ ĐẶT GHẾ NGỒI
Chỗ ngồi cần bố trí trong tầm nhìn hoạt động, nhưng nằm ngoài dòng giao thông đi bộ. Vị trí phải quan hệ chặt chẽ với những tiện ích khác trong không gian như mái che mưa nắng, kiosk bán lẻ, buồng điện thoại công cộng, thùng đựng rác, vòi phun nước và vệ sinh công cộng, ghế ngồi như một chất xúc tác cho các hoạt động xã hội tại những địa điểm cụ thể. Những cụm tiện ích công cộng như vậy thu hút mọi người tới sử dụng, giúp xây dựng tính xã hội của cộng đồng.

Vị trí ngồi thường được chọn tại những nơi đông người, đặc biệt những nơi có thể quan sát những người khác đi lại, sinh hoạt. Trong nghiên cứu của mình tiến hành tại những quảng trường công cộng của New York City, William H. Whyte nhận thấy rằng con người thích đứng lại và trò chuyện với nhau, hoặc ngồi xuống ngay giữa dòng người đi bộ.

BỀ NGOÀI HẤP DẪN TẠO CẢM GIÁC THU HÚT
Những không gian công cộng được thiết kế tốt cho phép con người chọn lựa vị trí và cách thức ngồi nghỉ tuỳ sở thích. Người ta có thể lựa chọn kiểu ghế ngồi như gờ tường ngồi được, bậc thềm, băng ghế, ghế ngồi di chuyển được cũng như ngồi tại những vị trí khác nhau trong cùng một khu vực như ngồi tắm nắng, ngồi trong bóng râm, ngồi thành nhóm, ngồi một mình, ngồi gần những hoạt động tấp nập hoặc ngược lại, ngồi cách xa khỏi những hoạt động khác.

Việc thiết kế ghế ngồi phụ thuộc vào việc cách thức con người sử dụng ghế ngồi. Ví dụ như cánh thiếu niên thường ngồi lên lưng tựa của băng ghế hơn là lên mặt ghế, tạo ra nhu cầu thiết kế băng ghế bằng vật liệu cứng chắc hoặc có tấm gỗ lát mặt ghế rộng hơn. Tại những nơi thường diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi, do đó con người có nhu cầu quan sát theo nhiều hướng khác nhau, hoặc những nơi người ta muốn ngồi ngắm cảnh cả phía trước lẫn phía sau (như tại bãi biển chẳng hạn), tốt hơn cả là thiết kế những băng ghế có lưng tựa điều chỉnh được hay không có lưng tựa, hoặc bố trí những ghế ngồi di chuyển được, cho phép người sử dụng chọn lựa hướng nhìn mà họ thích. Băng ghế không lưng tựa (hoặc các gờ tường để ngồi) cho phép mọi người ngồi theo cả hai hướng cùng một lúc.

GIỮ GÌN BẢO QUẢN
Không loại ghế ngồi nào chịu đựng được sự phá hoại. Giải pháp tốt nhất là nghiên cứu xem hình thức phá hoại nào thường xảy ra, xảy ra vào thời gian nào, do nhóm người nào gây ra, và xây dựng một kế hoạch ngăn ngừa điều đó xảy ra. Tất nhiên, hình thức ngăn ngừa tốt nhất là ghế ngồi phải thường xuyên được mọi người sử dụng.

B. Ghế ngồi di chuyển được

Có lẽ loại ghế ngồi hiệu quả nhất là ghế ngồi di chuyển được. Có nhiều lý do giải thích. Trước hết, ghế ngồi thoải mái hơn băng ghế. Kế đến, chúng không đắt tiền. Thường thường, giá 10 chiếc ghế ngồi (loại di chuyển được) tương đương với giá một băng ghế (thậm chí còn thấp hơn).
Lý do thứ ba là người sử dụng có thể tuỳ ý xoay trở ghế ngồi, có thề ngồi gần lại hay cách xa ra, và tự di chuyển tới hướng có ánh sáng mặt trời hay về phía bóng mát. Điều này cho phép ngừơi ta di chuyển ngồi gần hơn một sự kiện nào đó đang diễn ra, hay ngồi cách ra ở một nơi yên tĩnh, tai bất cứ nơi nào họ cảm thấy thoải mái. Hầu hết sau khi sử dụng, người ta sẽ để lại chúng đúng lại chỗ cũ, hoặc chỉ cách đó vài phân.
Hình 7: Bộ bàn ghế di chuyển được – Paley Park, New York.
Tất nhiên, việc bố trí các ghế ngồi di chuyển được cần có một kho chứa và sẽ đối diện với khả năng bị mất cắp. Tuy nhiên, nếu khu vực đó luôn được khách tới theo dõi, hoặc nếu chúng bố trí gần những công trình tiện ích khác có người quản lý hiện diện thường xuyên thì khả năng bị phá hoại hay mất cắp giảm đáng kể. (Báo cáo tại công viên Bryant Park, New York cho thấy chỉ một vài chiếc trong số hàng trăm ghế ngồi bị mất cắp mỗi năm). Theo ý tác giả, việc bố trí ghế ngồi di động tại một vài vị trí nhất định ở Tp. HCM là hoàn toàn khả thi.
C. Băng ghế
Một băng ghế được thiết kế tốt và đặt tại vị trí thích hợp sẽ trở thành một trung tâm sinh hoạt thực sự thu hút người sử dụng dọc theo những tuyến đi bộ. Tuy nhiên, dù yêu cầu tiên quyết của một băng ghế là đem lại sự thoải mái và tiện lợi cho người sử dụng, rất nhiều băng ghế ngồi thường bị để trống bởi chúng quá lạnh, quá nóng, quá cứng, ngồi không thoải mái hay được đặt tại vị trí không thích hợp. Đáng buồn thay, tại rất nhiều thành phố trên thế giới, các băng ghế cũng là nguồn tạo ra những vấn đề rắc rối. Ví dụ, các băng ghế đặt trong các khu vực khuất tầm mắt hay thiếu quản lý thường bị phá hoại hoặc trở thành chỗ ngủ bụi. Vấn đề này xảy ra do những sai lầm sẽ kể dưới đây mà người thiết kế thường mắc phải. Một trong những sai lầm đó là quan niệm cho rằng càng làm nhiều càng tốt. Và thường là người ta sẽ đặt nhiều băng ghế vượt hẳn số lượng thực sự cần thiết. Một sai lầm khác là các băng ghế thường đặt rải dọc các tuyến đi bộ thay vì tại vị trí liên hệ với khu vực có người sử dụng, hoặc không cân nhắc xem các băng ghế sẽ liên hệ thế nào với những khu vực chức năng kế cận và những tiện ích công cộng khác dọc trên tuyến phố hay trong khu công viên. Để tránh mắc phải những sai lầm thông thường như vậy cần giải quyết những câu hỏi sau trong quá trình thiết kế:
- Liệu có cần thêm các băng ghế không?
- Nên đặt chúng ở vị trí nào?
- Kiểu băng ghế nào là phù hợp?
- Ngay sau khi lắp đặt các băng ghế, làm thế nào để bảo quản chúng?
CÁI BĂNG GHẾ ĐÓ CÓ THẬT SỰ CẦN THIẾT KHÔNG?
Quyết định quan trọng nhất cần thực hiện khi bố trí một băng ghế hay bất cứ hình thức tiện ích công cộng nào khác, là nó có thực sự cần thiết và nó sẽ được mọi người sử dụng hay không? Câu hỏi này yêu cầu người trả lời phải tới quan sát thực trạng và ghi lại xem loại chỗ ngồi nào đang được sử dụng tại đó, tuyến đi bộ đó băng qua những công trình có chức năng thuộc dạng nào (cửa hàng, văn phòng hay khu ở), loại người nào (nhân viên văn phòng, người đi mua sắm) trong khu vực đó sẽ sử dụng những băng ghế. Những nơi mọi người ở đó thường ngồi (bậc thềm, gờ tường ngồi được) cũng cần được lưu ý. Việc quan sát thực tế này rất quan trọng trong việc quyết định về vị trí, số lượng và hình thức các băng ghế cần thiết.
VỊ TRÍ VÀ CÁCH BỐ TRÍ
Các băng ghế nên đặt tại những nơi có người sử dụng – nơi người ta ngồi chờ người tới đón, chờ xe ôm, taxi hay xe bus, bên ngoài các khu cửa hàng và lối vào các cao ốc văn phòng, gần các cửa hàng hay siêu thị thực phẩm và bất cứ nơi nào người ta có thể từ đó quan sát những người khác. Những vị trí không tốt là những nơi ít có hoạt động xảy ra, như phía trước các ngân hàng sớm đóng cửa, các công trình bên ngoài có ít cửa sổ, những nơi quá khuất hay quá xa những địa điểm hoạt động tấp nập. Ngay khi đã xác định được khu vực chung sẽ đặt các băng ghế, những lưu ý sau đây cần được xét tới:
- Các băng ghế cần sao cho người ngồpi quan sát được hết các hoạt động quan trọng xung quanh, nhưng không cản trở luồng giao thông đi bộ. Chúng cần cách ít nhất là 60 cm so với lối đi bộ (tuy nhiên bố trí quá xa lối đi bộ thì băng ghế sẽ ít được sử dụng).
- Các băng ghế cần được bố trí kết hợp với các tiện ích công cộng khác như chỗ chờ xe bus, các kiosk, quầy bán báo, thùng đựng rác, buồng điện thoại công cộng v.v.
- Các băng ghế không được bố trí đối diện trực tiếp với nhau trừ khi nằm trong các khu vui chơi giao lưu. Người ngồi có cảm giác không thoải mái khi phải ngồi đối mặt với người lạ, họ sẽ quay ngang để tránh bị nhìn thẳng vào mắt. Thông thường, hai băng ghế được đặt lệch nhau một góc 90 tới 120 độ sẽ thuận tiện trong cả trường hợp người ngồi muốn đối thoại với nhau hoặc muốn ngồi một mình.
- Các băng ghế không được bố trí thẳng thành một hàng dài bởi sẽ gây khó khăn khi người ngồi muốn giao tiếp với nhau. (Những nơi có nhiều người qua lại hoặc có cảnh quan đẹp thì băng ghế có thể bố trí thành một hàng thẳng.)
- Các băng ghế cần được bố trí sao cho ngừơi ngồi có thể chọn lựa được ngồi ngoài nắng hay trong bóng mát, tại nơi được che chắn khỏi các cơn gío mạnh. Giải pháp cho phép nhiều chọn lựa nhất là sử dụng các ghế ngồi di động hay các băng ghế nhẹ.
- Trong các khu vực có người khuyết tật ưa lui tới, các băng ghế cần được đặt sao cho các xe lăn có thể tiếp cận bên cạnh hoặc phía trước băng ghế. Điều này cho phép những người trên xe lăn có thề trò chuyện với ngừơi ngồi trên ghế mà không cản trở dòng người qua lại. Những người dùng khung nạng cũng phải có chỗ để họ đặt khung nạng cạnh đó khi ngồi xuống ghế.
THIẾT KẾ BĂNG GHẾ
Tiện lợi là một yếu tố quan trọng khi thiết kế băng ghế. Nhưng thiết kế tiện lợi tới mức nào lại tuỳ thuộc vào việc băng ghế đó sẽ được sử dụng như thế nào. Lấy ví dụ, trên một khu phố mua sắm, nơi người ta thường dừng lại nghỉ trong thời gian ngắn với gói hàng trên tay, sự tiện lợi thoải mái không quan trọng bằng trong các công viên nơi người ta có thể nghỉ lại suốt cả buổi chiều. Hoặc trong khu vực có những thanh thiếu niên thích ngồi lên lưng ghế, một băng ghế có mặt ghế rộng và chắc hơn là giải pháp hợp lý, mặc dù ngồi trên mặt ghế rộng thì kém thoải mái hơn ngồi trên mặt ghế hẹp. Tất cả các yếu tố đều cần được xét tới khi thiết kế băng ghế ngồi cho một địa điểm cụ thể.
Yếu tố thứ hai khi thiết kế băng ghế là dáng vẻ bề ngoài (hình dáng, chất liệu và màu sắc). Quan trọng nhất là băng ghế đó phải phù hợp với không gian xung quanh nó. Lý do là những băng ghế nếu hài hòa khung cảnh sẽ được coi là tài sản của những công trình gần đó, điều này làm tăng cảm giác sở hữu với không gian xung quanh. Sự quan tâm bảo quản các băng ghế (và cả con phố) của những người sở hữu các công trình quanh đó ngược lại sẽ gây hiệu quả tích cực lên sự an toàn và an ninh chung của khu vực.
Dưới đây là những chỉ dẫn cần biết khi thiết kế hay lựa chọn một băng ghế:
CÁC HƯỚNG DẪN KHI THIẾT KẾ BĂNG GHẾ
1. Mặt ngồi
- Để tạo cảm giác thoải mái, góc mở giữa lưng ghế và mặt ngồi là khoảng 95-105 độ, và mặt ngồi nghiêng khoảng 2-10 độ so với phương ngang.
- Chiều sâu mặt ngồi khoảng 30-45 cm đối với băng ghế có lưng tựa và 75 cm với băng ghế không có lưng tựa.
- Mặt ngồi cao cách mặt đất khoảng 40-45 cm là thoải mái nhất.
- Cạnh phía trước mặt ngồi phải được uốn cong.
- Mặt ngồi dễ chịu nhất là bằng gỗ hay bọc gỗ, do có độ đàn hồi tốt và chậm hấp nhiệt cụng như thải nhiệt.
- Những thanh lát mặt ngồi kích thước nhỏ (5 cm) đặt sát nhau và đi theo một đường lượn tạo thoải mái hơn những thanh lát rộng hơn. Tuy nhiên, tại những khu vực hay bị phá hoại, thanh lát nên được làm rộng và dày hơn (7,5 - 20 cm).
- Chiều dài mặt ghế cho mỗi người ngồi là 60 cm. Tuy nhiên, mọi người sẽ ngồi sát nhau hơn nếu có tay vịn phân cách ở giữa.
2. Lưng tựa
- Lưng tựa hơi nghiêng và uốn cong nhẹ là thoải mái nhất.
- Chiều cao đoạn lưng dựa là khoảng 50 cm để đủ đỡ được lưng và vai người ngồi.
- Băng ghế không có lưng tựa cho phép người ngồi có thể ngồi từ cả hai phía cùng một lúc.
3. Chân ghế
Chân ghế không được thò ra ngoài mặt ngồi, nếu không người sử dụng có thể bị vướng chân. Nếu chân ghế là loại rộng và cứng thì cần một khoảng thu chân là 7,5 cm dưới mặt ghế.
4. Tay vịn
Tay vịn cần thiết để giúp người ngồi đứng lên khỏi ghế, và để phân chia băng ghế sao cho nhiều ngừơi hơn nữa có thể cùng ngồi. Tay vịn phân chia băng ghế tạo cảm giác riêng tư giữa các nhóm người ngồi và khuyến khích mọi người ngồi sát nhau hơn. Cạnh tay vịn phải kéo dài tới tận cạnh của mặt ngồi và phải có bề mặt uốn cong, dễ nắm.
BẢO TRÌ VÀ QUẢN LÝ
Băng ghế phải làm bằng những vật liệu bền vững chống chịu được thời tiết, phá hoại và han gỉ. Băng ghế có thể làm bằng bê tông, gỗ, sắt, thép, sợi thủy tinh, nhưng thoải mái và bền vững nhất vẫn là bằng gỗ.
Nếu làm bằng gỗ, bộ phận thường xuyên đòi hỏi phải thay thế nhất là tấm lát mặt ngồi. Tấm lát phải được dự trữ sẵn, hoặc một nhà cung cấp băng ghế cần được chọn sẵn để sẵn sàng cung cấp tấm lát khi cần.
Việc sơn phết tấm lát và khung đỡ đòi hỏi thời gian và quỹ dự trữ. Các giải pháp hiệu quả là: sử dụng nhôm làm khung đỡ, mạ khung sắt trước khi sơn phết, đánh vecni hay thổi màu thay vì sơn lên gỗ và sử dụng bê tông để tránh bị han gỉ hay ăn mòn.
Sử dụng tấm lát tốn kém cả về công lắp đặt và thay thế. Việc thay tấm lát có thể đơn giản hơn nhờ thiết kế cách gắn nó với vào khung ghế và cần cân nhắc giữa việc thuận tiện thay thế và việc phải thay thế thường xuyên. Lấy ví dụ như một thanh đỡ xuyên qua băng ghế cần nhiều thời gian để thay thế hơn nếu dùng bulông bắt chặt vào khung ghế. Tuy nhiên, thanh đỡ sẽ chắc chắn hơn và không cần phải thay thường xuyên như bulông.
Việc lắp đặt phải được sắp xếp sao cho không tốn kém, nhanh chóng và càng bền chắc càng tốt. Kế hoạch lắp đặt phải thu xếp trước với chủ nhân khu vực xung quanh.
Do rất nhiều thành phố đã không đặt vấn đề quản lý và điều hành các băng ghế ngồi công cộng một cách thích hợp, các băng ghế này thường bị bỏ mặc không bảo quản và những băng ghế hư hỏng không được sửa chữa kịp thời. Vấn đề này sẽ bị khuyếch đại khi mọi người (tất nhiên, trong đó có cả khách du lịch) trông thấy sự bỏ bê sao lãng và rồi suy rộng ra thành ấn tượng về toàn thành phố.
Đôi khi băng ghế vẫn bị phá hoại. Không có loại ghế nào chịu đựng được sự phá hoại. Tuy nhiên, việc ý thức được khả năng xảy ra sự phá hoại tại những địa điểm cụ thể có thể dẫn tới việc lựa chọn loại băng ghế thích hợp hơn cho khu vực đó. Giải pháp tốt nhất không phải là loại băng ghế sử dụng, mà là nắm rõ được hình thức phá hoại nào sẽ xảy ra, xảy ar vào thời điểm nào, do loại người nào gây nên và rồi xây dựng một chương trình ngăn ngừa hiệu quả. Giải pháp cốt yếu là bố trí các băng ghế gần những chủ sở hữu công trình kế cận sẵn sàng nhận trách nhiệm bảp vệ và quản lý chúng.
Như vậy, ta đã thấy việc bố trí các băng ghế chưa hợp lý ở các đô thị của ta không nằm ở việc không có tiền đầu tư, mà do thiết kế quy hoạch và mẫu mã chưa hợp lý, đồng thời là do việc quản lý kém hiệu quả. Trong các bài viết ở những số tới, tác giả xin đề cập tiếp về các bậc thềm và gờ tường để ngồi, các quán giải khát ăn uống, các quầy bán lẻ hàng hóa, chỗ chờ xe bus, các vòi phun nước, việc bố trí thùng đựng rác, dù rạp che mưa nắng, việc chiếu sáng nhân tạo, việc bố trí các bảng chỉ dẫn trong không gian công cộng đô thị.





dangquang
dangquang
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 581
Join date : 16/01/2011
Age : 33
Đến từ : Hue citadel

Về Đầu Trang Go down

Tài liệu có ích cho nghiên cứu khoa học... Empty Đây là phần 2... gắng đọc nha... rất hay

Bài gửi  dangquang 13/5/2011, 11:04 pm

Phần 2: TRANG BỊ TIỆN ÍCH TRONG KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG
ThS. KTS. Lý Thế Dân

Xem Phần 1
TƯỜNG THẤP VÀ BẬC THỀM ĐỂ NGỒI

Tại các đô thị Việt Nam, việc ngồi trên những gờ tường và bậc thềm tại nơi công cộng có vẻ là quá thoải mái và thiếu lịch sự, nhưng chính sự thoải mái đó lại được người Phương Tây ưa thích. Vấn đề là bố trí chúng ở đâu, tổ chức thế nào để mọi người ngồi mà không ảnh hưởng tới các hoạt động chung và mỹ quan đô thị. Tại các cao ốc ở Tp. Hồ Chí Minh như SunWah Tower, Metropolitan, Diamond Plaza, người ta tổ chức các quán giải khát ngoài trời rất thành công, chủ yếu do đáp ứng được nhu cầu có chỗ ngồi nghỉ của khách qua lại. Nhưng việc được ngồi thoải mái không bị cản trở (bị quấy rầy, xua đuổi hay cản trở tầm mắt) sẽ thu hút người sử dụng nhiều hơn. Riêng tôi, nếu được ngồi thật tự do không gò bó để ngắm cảnh Hồ Gươm thì thật thú vị.



Hình 1: Thềm ngồi phía trước Seagram Building Plaza

Đây không phải là cách ngồi nghỉ thoải mái nhất, nhưng nó đem lại thuận lợi lớn để mở rộng phạm vi lựa chọn chỗ ngồi. Càng bố trí nhiều kiểu ngồi, người ta càng thích ngồi xuống nghỉ chân ở đây hơn. Có nghĩa là thiết kế bậc ngồi, lan can và những bề mặt bằng phẳng khác để người ta luôn bị thôi thúc phải ngồi xuống như ghế ngồi, bàn và mặt thềm. Dưới đây là một bài học rút ra từ trường hợp của cao ốc Seagram. Philip Johnson có kể lại rằng khi Ludwig Mies van der Rohe nhìn thấy mọi người ngồi xuống các bậc thềm, ông đã vô cùng ngạc nhiên. Ông chưa bao giờ nghĩ rằng họ sẽ ngồi ở đấy. Nhưng các kiến trúc sư thường đáng quý ở chính cái tính ngây thơ hồn nhiên đấy. Và thế là ở chỗ đấy không hề có những hàng rào cầu kỳ kiểu cách, không có các bụi cây, các mặt thềm không có sự thay đổi cao độ quá đột ngột, không có những trang trí che chắn cản trở không gian cảnh quan. Các bậc lên xuống được ông thiết kế rất thuận tiện và thu hút. Dù tại đây không có một băng ghế nào, nó lại rất tiện để ngồi. Tổng cộng xung quanh công trình có khoảng 180 mét bậc thềm và đấy đúng là chỗ thuận tiện để ngồi nghỉ, ăn uống và tắm nắng. Bậc thềm, do đó, nên thuận tiện để ngồi nghỉ. Nhưng nên xác định cụ thể vấn đề này như thế nào?
Chiều cao bậc ngồi
Một tiêu chuẩn mà chúng ta vẫn cho là rất dễ xác lập, đó là chiều cao bậc ngồi. Dường như chiều cao tiện lợi nhất là khoảng từ 40 -43 cm. Nhưng cao hơn và thấp hơn bao nhiêu thì bậc thềm vẫn ngồi được? Nhờ có độ dốc, những bậc ngồi thu hút nhất cho phép người ngồi nhiều lựa chọn đối với những chỗ ngồi có chiều cao khác nhau. Ví dụ như bậc ngồi ngoài mặt tiền của cao ốc Seagram cao 18 cm ở đầu này và tăng lên 110 cm ở đầu kia. Thường thường ta thấy mọi người hay tụ tập tại một thềm có chiều cao nhất định và ít hơn ở chỗ khác. Nhưng tương quan đó chỉ trong một khoảng thời gian nhất định. Khi đã theo dõi trong nhiều ngày, người ta phát hiện ra rằng mọi người ngồi rải đều trên khắp các cao độ bậc ngồi. Người ta đã kết luận rằng con người sẽ ngồi xuống bất cứ chỗ nào có chiều cao mặt ngồi trong khoảng từ 30-90 cm và họ cũng có thể ngồi cao hơn hoặc thấp hơn, nếu chúng thích hợp trong những tình huống đặc biệt – một bức tường rất cao so với người trưởng thành lại rất thu hút bọn thanh niên mới lớn.
Kích thước mông người ngồi là một yếu tố rất quan trọng mà nhiều kiến trúc sư thường quên không để ý. Hiếm khi ta gặp được những bậc thềm hay băng ghế đủ chiều sâu để có thể ngồi từ cả hai phía, thậm chí không đủ để ngồi từ một phía (ví dụ các băng ghế bố trí ven kênh Nhiêu Lộc – Tp. HCM). Gây khó chịu nhất là những bậc ngồi chỉ đủ sâu để thu hút người ta ngồi từ cả hai phía, nhưng không đủ cho họ ngồi thật thoải mái. Vào giờ cao điểm mọi người muốn ngồi ở cả hai phía nhưng họ không thể làm được mà không thấy bất tiện. Họ sẽ lúng túng ngồi xuống mặt trước, lòng cảm thấy bất tiện. Nhờ thế, chúng ta có được một khám phá đáng ngạc nhiên nữa: các thềm ngồi và bờ tường ngồi được hai phía thu hút nhiều người hơn. Chiều sâu mặt ngồi hiệu quả này phải đạt ít nhất là 70 cm. Thiết kế bậc ngồi sâu thêm một vài phân nữa và chuyển thành ngồi được từ hai phía không có nghĩa là sẽ tăng được gấp đôi số người đến ngồi. Thực tế có thể không như thế, nhưng đó không phải là điều cốt yếu. Cái lợi có được ở đây là tiện nghi công cộng. Thiết kế như vậy sẽ tạo ra nhiều không gian hơn cho các nhóm bạn cùng ngồi, và người ngồi có nhiều lựa chọn hơn.
Bậc thềm và bậc cầu thang
Bậc thềm đem lại nhiều tiện ích. Chúng tạo khả năng cho mọi người tập hợp với nhau thành những nhóm lớn, tầm nhìn rộng ở trên bậc thềm tạo cho tất cả những chỗ ngồi khả năng quan sát mọi sự kiện diễn ra trên đường phố. Tuy nhiên, ngồi trên bậc thềm không được tiện nghi lắm – không sạch sẽ, không có chỗ dựa lưng và thường là không đủ chiều sâu để ngồi thoải mái. Kiến trúc sư cảnh quan Paul Friedberg xử lý vấn đề này bằng cách thiết kế chiều sâu mặt bậc rộng ít nhất 35 cm và chiều cao bậc từ 15 – 16,5 cm, khi đó việc lên xuống bậc thềm vẫn dễ dàng và tiện lợi. Bậc thềm tạo khả năng cho mọi người tập hợp với nhau thành những nhóm lớn, tầm nhìn rộng ở trên bậc thềm tạo cho tất cả những chỗ ngồi khả năng quan sát mọi sự kiện diễn ra trên đường phố.


Hình 2

Không nên bắt buộc phải coi bậc thềm như một chỗ để ngồi. Nều vậy thì công việc của người thiết kế đã quá dễ dàng, và các quảng trường đã toàn là bậc thềm bao quanh. Nhưng bậc thềm phải được thiết kế với điều kiện mọi người sẵn sàng có ý ngồi xuống. Để hiểu rõ lý do, hãy quan sát các sinh hoạt diễn ra trên quảng trường. Phần lớn mọi người đến quảng trường theo nhóm ba người trở lên. Hầu hết những chỗ ngồi được thiết kế thành hàng ngang. Điều này tiện lợi khi ngồi độc lập hay ngồi hai người với nhau, nhưng không tiện khi ngồi từ ba người trở lên. Nếu để họ tự sắp xếp chỗ ngồi bằng ghế ngồi, những nhóm người như vậy sẽ ngồi với nhau theo một góc khoảng 45 độ. Góc ngồi này là thuận lợi nhất để trao đổi trò chuyện và ăn uống với nhau. Không hề biết đến điều này, các kiến trúc sư đã vô tình thiết kế cho những nhóm người đó khi họ tạo ra những góc thềm uốn cong và đặc biệt những bờ tường bẻ vuông góc. Các nhóm bạn bè rất ưa ngồi tại những nơi như vậy. Và thật ngược đời, người ta thích ngồi cạnh những nơi có dòng người đi bộ ngang qua. Tại Seagram Plaza là một ví dụ. Mọi người bước vào và đi ra khỏi tòa cao ốc qua lối cửa chính, ngang qua một góc thềm uốn cong. Trong khi đi, dòng người đi bộ bị rẽ ra làm hai bởi những người đang ngồi ăn và nghỉ chân trên thềm. Điều này có gây ra va chạm hay cản trở không? Không một chút nào, cả về phía những người đang ngồi lẫn người đang qua lại.
Chúng ta cũng tìm thấy các ví dụ tương tự tại những địa điểm khác. Thường những nơi dòng người đi bộ bị rẽ ra làm hai lại là nơi người ta ưa ngồi nhất. Việc lưu thông và ngồi xuống nghỉ chân không hề đối chọi cản trở mà bổ sung lẫn nhau. Trong khi đó rất nhiều nhà thiết kế lại luôn cho rằng hai chức năng này phải được tách rời. Khi người ta thiết kế cho thành phố New York những khu vực được gọi là “luồng giao thông cho người đi bộ” tách biệt khỏi “khu vực sinh hoạt” dành cho những người ngồi nghỉ. Kết quả là người dân đã hoàn toàn thờ ơ với những khu vực như thế.

XE BÁN THỨC ĂN DẠO
Nếu ta muốn tạo ra một địa điểm sôi nổi, hãy đặt vào đấy một quầy bán đồ ăn. Thức ăn hấp dẫn mọi người tới, bản thân sự tập hợp của họ lại thu hút thêm nhiều người khác. Ở New York, tại mỗi quảng trường hay những nơi bậc thềm qua lại có hoạt động tấp nập, ta sẽ đều tìm thấy một người bán dạo đồ ăn và một đám người bao quanh anh ta – ăn uống, trò chuyện hay chỉ đơn giản là đứng quanh. Người bán dạo là những người cung cấp thực phẩm cho cái xã hội ngoài đường phố của đô thị. Họ rất sặc sỡ và thu hút bởi họ phục vụ cho những nhu cầu không thể đánh giá theo những tiêu chuẩn thương mại thông thường. Các không gian công cộng là nơi hành nghề của họ. Người bán dạo có một linh cảm tốt để chọn nơi bán hàng. Họ bắt buộc phải làm được chuyện đó. Họ liên tục phải khảo sát thị trường, và nếu tìm thấy một nơi bán được hàng, lập tức sẽ có một đám người bán dạo tập hợp tại đó. Tự điều này sẽ thu hút thêm người mua tới, đồng thời thêm cả người bán, đôi khi làm cho dòng người đi bộ bị chậm lại hay tắc nghẽn. Phía trước quảng trường Rockefeller Plaza trong dịp Giáng Sinh, người ta đếm được tới 15 người bán dạo trong một đoạn dài 12 mét, hầu hết bọn họ đều bán bánh thừng nóng.


Hình 3: Cảnh hành quán ăn uống tại Lễ hội 30-4, Công viên 30-4, Tp. HCM.

Thức ăn cuốn hút mọi người tới, và chính những người này sẽ thu hút thêm nhiều người khác. Chúng ta có thể dễ dàng quan sát thấy điều này tại những khu sinh hoạt công cộng mới mở, cụ thể như công viên 30-4 trong dịp lễ hội của Thành phố (Tp. HCM). Chính những quầy phục vụ ăn uống là nơi thu hút khách tới đông đảo tấp nập nhất, trong khi những gian thủ công mỹ nghệ hay văn hóa phẩm thì rất vắng người. Tình hình cũng tương tự tại New York khi chính quyền thành phố cho xây dựng một quảng trường mới. Ban đầu ở chỗ này không bán thức ăn và rất ít người tới đây. Theo đề nghị của nhà thiết kế, ban quản lý bố trí trong quảng trường một xe bán thức ăn. Lập tức điều này đem lại thành công (một xe bán hoa dạo không đem lại hiệu quả như thế). Thêm nhiều người nữa bị thu hút tới. Một xe bán dạo khác được đẩy tới trên vỉa hè, rồi thêm một chiếc khác nữa. Cả ba người bán dạo này đều rất đắt hàng. Kế đó, ban quản lý quảng trường cho phép nhà hàng của cao ốc đối diện mở một quán cafe ngoài trời nhỏ ở đây. Thêm nhiều người nữa tới, số lượng lớn hơn số người tới quán cafe.

TRẠM CHỜ XE BUÝT
Trạm chờ xe buýt là thành phần quan trọng trong bất cứ một hệ thống giao thông công cộng đô thị nào. Dưới con mắt người quản lý, một trạm chờ xe buýt được thiết kế tốt là trạm dừng có ít yêu cầu và phí tổn bảo trì, đồng thời chống chịu được sự phá hoại của đám thanh niên bụi đời. Dưới mắt người đi xe buýt, một trạm chờ lý tưởng là nơi có tầm quan sát tốt và dễ tiếp cận và lên xuống xe, tiện nghi, cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác, đồng thời là nơi an toàn cho người sử dụng. Hai quan điểm trên đều có tầm quan trọng ngang nhau. Một trạm chờ xe tiện lợi và được thiết kế tốt có thể biến việc chờ xe buýt trở thành sự thoải mái, thậm chí là thích thú. Tuy nhiên, rất nhiều trạm chờ có thiết kế kém hiện vẫn đang tồn tại.

Vị trí đặt trạm chờ xe buýt
Có một số nguyên tắc chủ đạo cần được tuân thủ để quyết định một trạm chờ xe buýt có cần thiết hay không. Những nơi cần có trạm chờ xe buýt là: những nơi xe buýt không tới thường xuyên, các khu thương mại có mức độ người sử dụng xe buýt cao và thường xuyên, các khu vực có vấn đề về an ninh, những nơi có nhiều người cao tuổi và bệnh tật, những nơi có khí hậu thường xuyên khắc nghiệt. Vị trí tốt cho trạm chờ xe buýt là ở gần những cửa hàng bán lẻ bán các loại hàng phục vụ nhu cầu của khách đi xe buýt (ví dụ bánh mì, hoa tươi, báo, …) và đóng cửa muộn vào ban đêm, gần cửa chính các cao ốc văn phòng trong tầm quan sát của người gác, gần những nơi bán hàng dạo, kết hợp với các tiện ích công cộng khác như điện thoại công cộng, các băng ghế v.v. Dưới đây là các nguyên tắc để bố trí một trạm chờ xe buýt:
- Các trạm chờ ở gần các giao lộ phải cách lối băng qua đường cho người đi bộ ít nhất 3 mét để tránh ảnh hưởng tới người đi bộ. Nếu xe buýt dừng lại ở phía bên kia giao lộ, trạm dừng phải được bố trí cách xa lối băng qua đường cho người đi bộ ít nhất là 12 mét để tạo đủ khoảng cách an toàn cho xe dừng.
- Giữa trạm chờ và lối lên xuống xe buýt phải bảo đảm một khoảng cách 1 mét.
- Trạm chờ xe buýt phải bố trí mặt lưng quay song song với lối đi bộ nhằm giảm thiểu việc cản trở giao thông đi bộ.
- Những thành phần như các quầy sách báo hay quầy bán dạo có khả năng che chắn tầm nhìn của xe buýt tới phản được đặt ở cuối hướng đến của xe.


Hình 4

Nguyên tắc thiết kế
Một trạm chờ xe buýt phải được thiết kế sao cho phản ánh được thành phố của nó. Dưới đây là bốn yêu cầu chính mà bất kỳ một trạm chờ xe buýt nào cũng cần có. Đó là tầm nhìn tốt, dễ tiếp cận, tiện lợi và cung cấp đầy đủ thông tin.

Tầm nhìnMọi người đều phải quan sát được các xe buýt đang tới. Các thiết kế trạm chờ không tốt cản trở việc quan sát xe tới sẽ buộc người sử dụng phải rời chỗ mái che để quan sát.

Sự tiếp cận
Mọi người đều phải lên xuống xe buýt được dễ dàng. Với nhiều người đi xe buýt đây là điều quan trọng nhất đối với thiết kế của một trạm chờ xe buýt, bởi mọi người đều muốn đến thật gần vị trí cửa xe sẽ mở để chắc chắn rằng mình sẽ lên được xe. Trạm chờ không được che chắn việc lên xuống xe của hành khách.

Tiện nghi
Trạm chờ cung cấp nơi ngồi nghỉ, trú mưa nắng, tạo cảm giác an toàn và được bảo vệ.

Cung cấp thông tin
Mọi người cần được biết giờ đến và tuyến đi của các chuyến xe buýt. Điều này đặc biệt quan trọng với những người chưa quen với dịch vụ xe buýt tại đấy, ví dụ như các khách du lịch.


Các thành phần:
1. Tấm vách trạm chờ
Ta có thể áp dụng những nguyên tắc sau đây khi thiết kế hay lựa chọn bản thiết kế của một trạm chờ xe buýt:
- Thường không nên sử dụng tấm vách cho hai bên hông của trạm chờ, ngoại trừ trên các đường phố hẹp với mật độ giao thông cao. Nếu bên hông có tấm vách, cần chừa một khoảng trống phía trước ít nhất là 90 cm để cho phép mọi người bước lên xe buýt.
- Tấm vách phải được lắp cách mặt đất ít nhất 8 cm để không ứ rác và tiện vệ sinh.
- Tấm vách phải được làm bằng thủy tinh hay chất dẻo trong suốt.
2. Mái che
- Phải là mái dốc để tránh đọng nước hay rác bẩn.
3. Chỗ ngồi và thanh tựa
- Số lượng chỗ ngồi phải dựa trên cả số người ước tính sẽ sử dụng trạm chờ và thời gian hành khách phải chờ. Tại những nơi khách phải chờ lâu hay những nơi có nhiều người cao tuổi hoặc ốm yếu, số lượng chỗ ngồi phải nhiều hơn tại những nơi có nhiều chuyến xe buýt thường xuyên qua lại.
- Thanh tựa phải được gắn vào bất cứ nơi nào có thể gắn được. Tốt nhất là thanh tựa bằng gỗ gắn ở cao độ cách mặt đất 100 cm.
4. Chiếu sáng
- Đèn phải được lắp để giảm thiểu các hành động phá hoại, và chỉnh hướng sao cho chiếu sáng vào khu vực ngồi chờ và lên xuống xe. Các trạm chờ xe buýt tại thành phố New York được chiếu sáng ban đêm bằng các đèn chiếu ở bảng quảng cáo với cường độ 200 lumen/m2.
5. Bảng chỉ dẫn
- Các thông tin về tuyến và giờ giấc các chuyến xe cùng một bản đồ phải được gắn gần trạm chờ nhưng không được cản trở góc quan sát các chuyến xe buýt đang tới.
6. Kích cỡ
- Kích cỡ một trạm chờ xe buýt tuỳ thuộc vào điều kiện khí hậu cũng như số lượng người cùng sử dụng. (Để xác định số lượng người cùng sử dụng, phải khảo sát số người hiện đang sử dụng trạm chờ tại nhiều thời điểm trong ngày và trong tuần.)
- Tại những nơi có sự dao động lớn giữa nhu cầu sử dụng trong và ngoài giờ cao điểm, một trạm chờ xe buýt cần được thiết kế các thanh tựa, mái che và chỗ ngồi tạo sự khác biệt.
Quản lý và bảo trì
Để được bền lâu, trạm chờ xe buýt phải cấu tạo gồm bộ khung và các tấm vách lắp ráp chắc chắn, tránh có những bộ phận chi tiết dễ bị bẻ gẫy hay phá hoại. Hệ khung hợp lý nhất là khung thép. Khung gỗ không bền còn khung bê tông có bề ngoài thô ráp kém hấp dẫn và dễ dính bẩn cũng như bị sứt vỡ. Để thuận tiện, việc lắp ráp nên dùng bulông thay vì hàn chặt tại chỗ. Cần giảm thiểu số bộ phận có thể di chuyển được do chúng rất dễ bị làm gãy khi đưa vào sử dụng. Các bộ phận cần được thiết kế sao cho dễ thay thế và đặt làm mà không cần phải tháo rời những bộ phận khác khi sửa chữa. Vật liệu sử dụng phải chịu được phá hoại, ít trầy xước, chịu được thời tiết, ít bị ăn mòn và dễ lau chùi vệ sinh. Ngoài ra, ta luôn phải xét tới vai trò của trạm chờ xe buýt trong hệ thống giao thông toàn thành phố. Cần có sự phối hợp đồng bộ giữa chính quyền thành phố, công ty quản lý phương tiện giao thông và các bộ phận khác liên quan tới việc bảo trì và quản lý trạm chờ xe. Điều này đòi hỏi một quyết tâm cao từ phía chính quyền thành phố trong điều hành quản lý và bảo trì bảo dưỡng. Các nghiên cứu cho thấy một trạm chờ được bảo trì tốt càng được người dân thích thú, sử dụng thì càng ít trở thành mục tiêu phá hoại bôi bẩn hơn những trạm được bảo trì kém. Một chương trình bảo trì tốt cần phải làm sao giảm thiểu được lượng rác xả bừa bãi xung quanh, luôn sạch sẽ và có yêu cầu sửa chữa tối thiểu.

(Còn tiếp)
ThS. KTS. Lý Thế Dân

SQHKT - ngày 28/5/2007



dangquang
dangquang
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 581
Join date : 16/01/2011
Age : 33
Đến từ : Hue citadel

Về Đầu Trang Go down

Tài liệu có ích cho nghiên cứu khoa học... Empty Re: Tài liệu có ích cho nghiên cứu khoa học...

Bài gửi  dangquang 18/5/2011, 12:00 am

Ảnh trước nha,,, hiện trạng... Lộc lồng vào đoạn phim nha
[You must be registered and logged in to see this link.]

làm theo trình tự là: giới thiệu... địa điểm.... đặc điểm.....ý kiến người uống tốt xấu như thế nào.... và cuối cùng là đặt ra vấn đề là nếu phát triển thì mọi người ủng hộ ntn?
video nè
[You must be registered and logged in to see this link.]
mai up tiếp... mạng chậm quá
dangquang
dangquang
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 581
Join date : 16/01/2011
Age : 33
Đến từ : Hue citadel

Về Đầu Trang Go down

Tài liệu có ích cho nghiên cứu khoa học... Empty Re: Tài liệu có ích cho nghiên cứu khoa học...

Bài gửi  dangquang 18/5/2011, 10:44 am

3 cai cuoi nay
[You must be registered and logged in to see this link.]
dangquang
dangquang
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 581
Join date : 16/01/2011
Age : 33
Đến từ : Hue citadel

Về Đầu Trang Go down

Tài liệu có ích cho nghiên cứu khoa học... Empty Re: Tài liệu có ích cho nghiên cứu khoa học...

Bài gửi  dangquang 24/5/2011, 7:36 am

[You must be registered and logged in to see this link.]
dangquang
dangquang
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 581
Join date : 16/01/2011
Age : 33
Đến từ : Hue citadel

Về Đầu Trang Go down

Tài liệu có ích cho nghiên cứu khoa học... Empty Re: Tài liệu có ích cho nghiên cứu khoa học...

Bài gửi  Admin 26/5/2011, 2:55 pm

dangquang đã viết:[You must be registered and logged in to see this link.]

Cái trang này chỉ down đc khi máy mi còn online thôi.
Nó nối 2 máy tính với nhau để truyền dữ liệu giữa 2 máy. Mi tắt máy tính thì người khác hết down. Càng nhiều người down thì tốc độ down càng nhanh
Admin
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 204
Join date : 12/01/2011
Age : 32
Đến từ : Tp Hồ Chí Minh

https://4upteam.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Tài liệu có ích cho nghiên cứu khoa học... Empty Re: Tài liệu có ích cho nghiên cứu khoa học...

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết