https://www.facebook.com/doitnow.vn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Top posting users this month
No user

Latest topics
» Thư Viện 3D Max:
by huongmai 11/6/2014, 10:39 pm

» tiêu chuẩn xây dựng resort
by Ben Trần 12/11/2013, 2:05 pm

» Evermotion Archmodels
by nghiepbalie 7/10/2013, 10:07 pm

» bố cục không gian 1
by dangquang 20/9/2013, 1:17 pm

» Bài giảng Quy hoạch giao thông
by dangquang 15/5/2013, 12:56 pm

» GS. Kts. Hoàng Đạo Kính
by dangquang 23/3/2013, 8:12 pm

» Kts. Nguyễn Thanh Hà
by dangquang 23/3/2013, 8:09 pm

» !!!!!!!!!!!!!!!!!!
by dangquang 23/3/2013, 8:08 pm

» Ebook cho mọi người
by dangquang 18/3/2013, 6:30 pm

» Đồ án tốt nghiệp KTS Đoàn Ngọc Hiệp 93-98 xuất sắc
by chiaki 15/3/2013, 10:25 pm

» Kịch bản biến đổi khí hậu
by dangquang 15/3/2013, 8:16 am

» Nói chuyện đô thị với KTS. Hoàng Hữu Phê
by dangquang 15/3/2013, 8:13 am

» Các bài về khu nghỉ dưỡng đây
by dangquang 14/3/2013, 11:07 pm

» Quản lý đô thị: 10 chuẩn mực vàng
by chiaki 20/2/2013, 10:00 pm

» Trung tâm Triển lãm Quy hoạch Thành phố (TPHCM)
by dangquang 8/2/2013, 10:50 pm

» Sẽ có thêm 100 cao ốc tại trung tâm TP HCM
by dangquang 8/2/2013, 10:42 pm

» Architect of the Year 2012 / Kiến trúc sư của năm 2012
by dangquang 8/2/2013, 10:20 pm

» Đồ án tốt nghiệp QHDT
by Admin 5/1/2013, 12:03 pm

» Bài giảng Kinh tế ĐT của thầy Bạch Anh Tuấn
by Admin 5/1/2013, 9:36 am

» Bài đọc tham khảo Kinh tế ĐT của cô Lan
by Admin 5/1/2013, 9:28 am

» Nhiều ý tưởng mới về kiến trúc đô thị Huế
by dangquang 4/1/2013, 4:34 pm

» Tản mạn danh ngôn kts
by dangquang 13/12/2012, 11:42 pm

» Đồ án thư viện 1- Hồng
by coc 24/11/2012, 11:32 pm

» Giải thưởng Ý tưởng Thiết kế “Nếu” 2012
by dangquang 14/11/2012, 10:02 pm

» Cuộc thi thiết kế Logo đảo Phú Quốc
by dangquang 14/11/2012, 9:44 pm

Đăng Nhập

Quên mật khẩu


Phương pháp Bản đồ trong quy hoạch với sự tham gia của cộng đồng

Go down

Phương pháp Bản đồ trong quy hoạch với sự tham gia của cộng đồng Empty Phương pháp Bản đồ trong quy hoạch với sự tham gia của cộng đồng

Bài gửi  dangquang 10/4/2012, 6:03 am

Lập bản đồ là một công cụ xây dựng sự hiểu biết của cộng đồng về nơi họ sống và là một phương thức giúp cộng đồng đến gần với nhau, hiểu nhau và làm cùng nhau, để khám phá khả năng của họ trong việc xây dựng một cộng đồng tốt đẹp hơn.

Mục đích của việc lập bản đồ là tạo được sự học hỏi và hiểu biết giữa người dân trong chính bản thân cộng đồng và chia sẻ mối quan tâm chung giữa người dân trong cộng đồng với các cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương, các cơ quan chuyên môn, đoàn thể và tổ chức xã hội.

Việc lập bản đồ cộng đồng cũng là một cơ hội giúp thu nhận kiến thức, kinh nghiệm giữa người dân và các cán bộ/quan chức/các nhà quy hoạch nhờ quá trình làm việc cùng nhau.

Phương pháp lập bản đồ (mapping) với sự tham gia của cộng đồng được sử dụng rộng rãi trong các chương trình hỗ trợ người nghèo tại các nước châu Á từ cuối những năm 80 của thế kỷ trước như một công cụ giúp các bên liên quan xác định hiện trạng và lập kế hoạch nâng cấp, cải thiện điều kiện hạ tầng/nhà ở tại các khu dân cư nghèo trong đô thị [Xem thêm “Design by–with–for people”, bản tin của Mạng lưới kiến trúc sư cộng đồng châu Á, do Liên minh Quyền Nhà ở châu Á (ACHR) phát hành, 2010.]
[You must be registered and logged in to see this image.]
Sử dụng công cụ bản đồ để lập Quy hoạch với sự tham gia của cộng đồng tại Campuchia.

Tại Việt Nam, phương pháp lập bản đồ với sự tham gia của cộng đồng được áp dụng trong một số dự án quy hoạch /cải tạo nhà ở trong các khu khu tập thể cũ tại TP Việt Trì, Vinh, Hải Dương và xác định hiện trạng các khu dân cư thu nhập thấp tại các thành phố Trị, Tam Kỳ, Pleiku, Tân An… do Mạng lưới Quỹ cộng đồng quốc gia trực thuộc Hiệp Hội các Đô thị Việt Nam khởi xướng.
[You must be registered and logged in to see this image.]
Kiến trúc sư tình nguyện hỗ trợ cộng đồng tham gia Quy hoạch cải tạo khu tập thể cũ tại Hải Dương


CÁC CẤP ĐỘ LẬP BẢN ĐỒ

Chúng ta có thể thể hiện mọi thứ trên bản đồ, nhưng nên bắt đầu từ mối quan tâm chung của các bên liên quan, đặc biệt là cộng đồng sở tại.

Việc lập bản đồ có thể thực hiện ở bất kỳ quy mô nào, bắt đầu từ cấp độ hộ gia đình, khu dân cư, phường/xã, thành phố đến cấp độ địa lý/vùng.

Lập bản đồ có thể tập trung vào bất kỳ vấn đề nào: nhà ở, quyền sử dụng đất đai, lịch sử, các tài nguyên thiên nhiên, văn hóa của cộng đồng… nhưng nên tập trung vào các vấn đề “nóng” đang được các bên quan tâm và các nguồn tiềm năng (tài nguyên) để giải quyết những vấn đề đó.

1. Cập độ địa lý/vùng: Việc lập bản đồ sẽ thu thập thông tin về các đặc điểm địa lý, tài nguyên thiên nhiên, sự phân bố dân cư….Khi bản đồ hoàn thành, ta có thể thấy được mối tương quan của các mặt khác nhau.

2. Cấp độ thành phố: Việc lập bản đồ sẽ thu thập thông tin về vị trí các khu dân cư, việc kết nối từ cộng đồng đến các hình thức giao thông….

Bản đồ này nhằm xác định và phân tích tất cả các vấn đề ở quy mô thành phố và để thấy được các thành phần khác nhau của một thành phố đặc biệt là các khu định cư không chính thức hoạt động với nhau như thế nào. Bản đồ khảo sát ở quy mô thành phố cho thấy vị trí của những cộng đồng không chính thức với số hộ gia dình, lịch sử, các khó khăn, tình trạng sở hữu/sử dụng đất đai và giải pháp nhà ở cho mỗi cộng đồng.
[You must be registered and logged in to see this image.]
Lập bản đồ hiện trạng các khu thu nhập thấp tại TP Tân An

3. Cấp độ cộng đồng: Việc lập bản đồ sẽ thu thập thông tin về hiện trạng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội… tại khu phố /thôn, các vấn đề cơ bản cần được cải thiện và tính khả thi cho các ý tưởng của người dân.

4. Cấp độ hộ gia đình: Việc lập bản đồ sẽ ghi lại cách mọi người sống chung trong một gia đình, nếp suy nghĩ, văn hóa, lối sống, kinh tế của hộ gia đình, mong muốn cải thiện/thay đổi của họ để cuộc sống tốt hơn.

5. Lập bản đồ theo vấn đề: Ngoài các hình thức kể trên, quá trình lập bản đồ có thể tập trung vào các vấn đề như: lược đồ về sinh kế của cộng đồng, lịch sử cộng đồng, vị trí các nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa…
[You must be registered and logged in to see this image.]

Lập bản đồ với sự tham gia của cộng đồng để xác định thiệt hại sau bão lũ tại TP Quy Nhơn


CÔNG CỤ ĐỂ LẬP BẢN ĐỒ VỚI SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG

1. Thước: Nên sử dụng các vật liệu sẵn có trong cộng đồng, ví dụ như: dùng dây thừng/ dây nilon làm thước dây…

2. Mẫu điều tra cơ bản: Gồm tóm tắt những thông tin không thể thể hiện được hết trên bản đồ, ví dụ như số hộ gia đình, số hộ bị ngập úng, thiếu nhà vệ sinh….

3. Bản đồ: Bản đồ nền được sử dụng như tài liệu tham khảo cơ bản về vị trí, ranh giới các địa phương, đường giao thông... Thông thường bản đồ hiện trạng do UBND các phường/xã cung cấp (bản đồ nền địa chính tỷ lệ 1/500). Trong trường hợp khó tìm, có thể tải bản đồ vệ tinh miễn phí từ internet. Các bản đồ chi tiết như quy hoạch tổng thể thành phố, bản đồ quy hoạch sử dụng đất…cũng có thể là nguồn tham khảo quan trọng.

4. Máy ảnh: Được sử dụng để ghi lại hình ảnh quá trình lập bản đồ. Những hình ảnh nên được ghi lại bao gồm: Những nơi có vấn đề (ví dụ như hạ tầng xuống cấp, nhà ở lụp xụp..), những địa điểm quan trọng, các nơi có tiềm năng, các yếu tố tồn tại trong cộng đồng mà có thể được sử dụng trong ý tưởng cho việc nâng cấp. Các hình ảnh được ghi lại có thể là chủ đề cho các cuộc thảo luận lập kế hoạch cho thời gian kế tiếp.

5. Các văn phòng phẩm cần thiết: Giấy khổ Ao, giấy caro, băng keo, hồ dán, bìa màu, các loại bút, chất dẻo dễ nặn…

THÀNH PHẦN THAM GIA LẬP BẢN ĐỒ

“Vai trò của một nhà chuyên môn như kiến trúc sư là học hỏi những gì là giá trị trong truyền thống, văn hóa và trải nghiệm địa phương của người dân và tìm ra cách để làm nổi bật hơn những giá trị này.” - Cha Jorge Anzorena, người sáng lập Liên minh Quyền Nhà ở châu Á.
- Việc chọn một nhóm đại diện cộng đồng tham gia lập bản đồ có vai trò quyết định cho kết quả của công việc này. Những người được chọn phải biết rõ về cộng đồng của mình, gồm cả nam lẫn nữ. Theo kinh nghiệm tại các địa phương đã tham gia việc lập bản đồ với sự tham gia của cộng đồng, thì mỗi khu phố/thôn nên có 5-8 người sống lâu năm, am hiểu địa bàn tham gia.

- Vai trò của các tổ chức phát triển /cơ quan chức năng /chính quyền địa phương là tạo ra một không gian, cơ chế để hỗ trợ các cộng đồng làm việc cùng nhau, đưa ra các câu hỏi gợi mở thay vì đưa ra các câu trả lời có sẵn.

- Người dân địa phương hiểu về địa phương của họ hơn những người bên ngoài. Vai trò của các chuyên gia bên ngoài (với tư cách là đại diện cho cơ quan /tổ chức hỗ trợ) là xây dựng sự tin tưởng của người dân, giúp họ lập kế hoạch và từng bước thực hiện kế hoạch đó.
CÁC BƯỚC THỰC HIỆN

Chuẩn bị bản đồ nền của thành phố/phường (xã)/khu dân cư dự định khảo sát và mẫu điều tra cơ bản.
Tổ chức các nhóm điều tra bao gồm: mỗi cộng đồng/khu vực cử 5-8 đại diện, họ chính là chủ nhân của tiến trình thực hiện.
Trình bày và chia sẻ thông tin tại mỗi cộng đồng, cùng thảo luận về lịch sử hình thành khu dân cư, số hộ, hiện trạng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, hiện trạng sử dụng đất đai, các vấn đề mà từng cộng đồng đang quan tâm/bức xúc.
Tập hợp các thông tin (hình ảnh, vị trí và tên các cộng đồng) vào bản đồ thành phố. Xác định và phân loại các vấn đề quan tâm và hiện trạng sử dụng đất của mỗi cộng đồng thể hiện bằng các màu sắc khác nhau trên bản đồ của thành phố.
Tóm tắt các thông tin vào một bảng số liệu chung của toàn thành phố và phân phát cho tất cả các cộng đồng.
Sau khi vẽ bản đồ, điều quan trọng là phải tổ chức được một cuộc thảo luận mở cho tất cả các bên và người dân để bàn về các vấn đề mà người dân quan tâm và khả năng giải quyết các vấn đề này.

KẾT QUẢ VÀ TÁC ĐỘNG

Kết quả của quá trình vẽ bản đồ không chỉ hình thành nên các dữ liệu/thông tin, mà còn tạo ra mạng lưới cộng đồng, giúp họ cùng nhau phân loại các vấn đề khó khăn chung, đồng thời hình thành các nhóm có cùng mối quan tâm để lập kế hoạch hành động nhằm giải quyết các vấn đề bức xúc của cộng đồng (ví dụ như nâng cấp hạ tầng, cải thiện nhà ở, di dời/tái định cư…)
Ban đại diện cộng đồng sẽ được hình thành ngay sau cuộc thảo luận mở, để tiếp tục điều hành các hoạt động kế tiếp của cộng đồng.
Thảo luận mở cùng là cơ hội để các đại diện cộng đồng giới thiệu về khu dân cư của mình với cộng đồng khác, học tập lẫn nhau và cùng chia sẻ các vấn đề chung, các tiềm năng cho phát triển.

Ví dụ về tiến trình lập bản đồ quy hoạch với sự tham gia của cộng đồng tại Lautoka-Fiji:
[You must be registered and logged in to see this image.]
1. Bắt đầu bằng việc mà những người dân trong cộng đồng có thể làm cùng nhau: sửa lại đường mương thoát nước.
[You must be registered and logged in to see this image.]
2. Người dân tại làng Veidogo lập bản đồ về khu dân cư của mình.
[You must be registered and logged in to see this image.]

Lê Thị Lệ Thủy (*)
dangquang
dangquang
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 581
Join date : 16/01/2011
Age : 33
Đến từ : Hue citadel

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết